Hầu hết chúng ta dành rất nhiều thời gian và năng lượng để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi từ nhà tuyển dụng, nhưng bạn lại quên đi bạn cần vạch sẵn một số câu hỏi để hỏi ngược lại nhà tuyển dụng. Cuộc phỏng vấn là cơ hội để bạn đánh giá công ty cũng như cách nhà tuyển dụng dùng những câu hỏi để xem xét bạn có phù hợp với vị trí đó không. Đặt ra các câu hỏi thông minh và cẩn thận cũng cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn là một ứng viên sáng suốt, chuẩn bị kỹ tìm hiểu công ty trước khi phỏng vấn, đồng thời giúp bạn chứng minh năng lực bản thân với nhà tuyển dụng.
Bạn không nhất thiết chỉ hỏi những câu hỏi liên quan tới tiền lương, chế độ phúc lợi hay bạn nhận được gì khi làm việc tại công ty, hãy hỏi một cách thông minh và chuyên nghiệp. Trong giai đoạn đầu của quá trình phỏng vấn, bạn nên tập trung về các vấn đề công ty như văn hóa công ty, cách thức làm việc nhóm hay cá nhân, cơ hội phát triển nghề nghiệp, quy tắc quản lý tại công ty… Cuối cùng trước khi kết thúc phỏng vấn bạn có thể đặt ra các câu hỏi liên quan tới tài chính như chính sách lương, quyền lợi đối với một nhân viên làm việc tại công ty.
Hãy nhớ rằng để đưa ra câu hỏi thông minh thì bạn cần dành chút thời gian nghiên cứu thông tin công ty trên internet từ trang website chính thức của công ty, trang Social của công ty, hay mở rộng thêm nghiên cứu những đánh giá nhận xét về công ty tại các trang website đánh giá khách quan từ chính những nhân viên làm việc tại đó.
Bạn nên tránh những câu hỏi có thể trả lời có hoặc không và những câu hỏi quá rộng tới mức khó để trả lời. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy “khó chịu” khi bạn hỏi những câu hỏi quá rộng, quá xa khiến nhà tuyển dụng khó để trả lời.
Cùng Haymora khám phá ngay 10 câu hỏi phỏng vấn “đắt giá” để bạn xem xét và sử dụng cho buổi phỏng vấn của mình với Infographic dưới đây nhé:
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- Bạn đang sống để làm việc hay làm việc để sống ?
- “Bí mật” tuyển dụng nhân tài của Google, Amazon và Facebook
- Video ý nghĩa về Work Life Balance (cân bằng công việc cuộc sống)

Hãy nhờ rằng : Cuộc phỏng vấn diễn ra khi có sự trao đổi từ cả 2 phía nhà tuyển dụng và ứng viên; bạn không phải là người duy nhất được đánh giá. Công ty cần phải chứng minh giá trị của họ và họ sẽ mang lại những gì cho bạn nếu bạn làm việc tại công ty đó. Vì vậy, cần suy nghĩ kỹ và xác định trước công ty nào bạn sẵn sàng làm việc và cống hiến hết mình. Chúc bạn may mắn!