Bạn có lẽ đã từng nghe nói đến Ikigai, một từ trong tiếng Nhật, hoặc đây là một từ hoàn toàn mới đối với bạn. Nhưng cho dù bạn đã từng nghe, không phải ai cũng hiểu đúng về Ikigai. Trong bài viết này chúng ta sẽ hãy cùng tìm hiểu Ikigai là gì, đồng thời thảo luận về các cách tìm và định hướng ikigai của bạn cũng như làm thế nào để có thể mang lại sự viên mãn hơn cho cuộc sống hàng ngày.
Nếu bạn muốn tìm hình ảnh một ông sếp ấm áp và thân thiện trong con người của Elon Musk thì có lẽ bạn nên từ bỏ. Đã từ lâu, Elon Musk đã thể hiện đối lập với nhân viên của mình. Musk được biết là người sa thải nhân viên theo ý thích và thô lỗ trong cách quản lý con người. Kể từ khi mua Twitter, những gì người ta nói về người giàu nhất thế giới như một ông sếp tồi càng lộ rõ.
Nếu có ai hỏi bạn về một loại xe ô tô hay xe máy mà bạn muốn lái hoặc nhãn hiệu quần áo bạn yêu thích, có lẽ bạn sẽ có ngay câu trả lời cho sự lựa chọn của mình. Nhưng còn công ty bạn muốn làm việc thì sao? Giống như thương hiệu mà chúng ta chọn để mua món hàng chúng ta yêu thích, thương hiệu nhà tuyển dụng (Employer branding) là một trong những yếu tố quan trọng thu hút các ứng viên làm việc cho một công ty.
Có lẽ bạn đã từng trải qua khoảng thời gian làm việc ở trong một môi trường khó chịu vào một thời điểm nào đó trong sự nghiệp. Để kiểm chứng, bạn có thể đặt nghi vấn về những người đồng nghiệp xung quanh, họ có thô lỗ, ồn ào hoặc thậm chí hiếu chiến hay không? Quản lý của bạn có quá cầu toàn đến mức soi mói? Bạn có đang bị thiếu tôn trọng? Nếu đúng như vậy, bạn sẽ muốn làm điều gì đó để cải thiện tình hình, trước khi chúng hút hết năng lượng nhiệt huyết muốn gắn bó để cống hiến của bạn.
Quiet firing cũng có thể mô tả là khi những người quản lý đối xử với nhân viên của họ một cách tồi tệ để khiến họ bất mãn mà nghỉ việc. Mà theo cách diễn giải của tiến sĩ Ella F.Washington – nhà tâm lý học tổ chức và CEO của Ellavate Solutions – Quiet firing là cách các nhà tuyển dụng ngấm ngầm tước quyền của nhân viên.
Các chuyên gia nghề nghiệp luôn khuyến khích những người đi làm “hãy luôn có những bước nhảy vọt – thử sức với công việc mới, sự nghiệp mới, cách thức làm mới”. Nhưng đôi lúc, một công việc mới có thể không phải là điều bạn cần để bước ra khỏi vùng an toàn. Và đó là lúc câu hỏi này được đặt ra: Tôi có nên quay lại với công ty cũ hay công việc cũ không?
Bạn có bất ngờ khi một trong những người đóng góp quan trọng trong nhóm – một người mà bạn rất thích làm việc cùng – và cũng là một người rất tiềm năng trong tổ chức. Bạn sẽ phản ứng như thế nào khi vào một ngày đẹp trời những nhân viên giỏi thôngnày báo nghỉ việc?
Khi nghĩ đến việc thương lượng trong thư mời nhận việc, hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến tiền lương và làm sao để nhận mức lương càng cao càng tốt. Tuy nhiên, tiền cũng chỉ đến vậy vì nhiều tổ chức đã có giới hạn khoản chi trả cho một vị trí.
Đối với các nhà quản lý tuyển dụng, việc cung cấp một văn hóa lý tưởng có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình tuyển dụng và giữ chân nhân viên. Tuy nhiên, làm sao để ứng viên khi đến buổi phỏng vấn có thể khai thác thông tin và biết được đâu là văn hóa công ty phù hợp? Liệu nhà tuyển dụng có đang nói dối? Hãy tham khảo những câu hỏi phỏng vấn mà chúng tôi chuẩn bị dưới đây để yêu cầu được cung cấp các khía cạnh văn hóa của doanh nghiệp.
Kể từ sau khi đại dịch, thế giới công sở đã có sự thay đổi. Một vài cách thức làm việc cũng đã thay đổi từ làm việc tại văn phòng, làm việc từ xa, đến làm việc kết hợp, nhưng chúng cũng không thể ngăn được làn sóng đại nghỉ việc. Áp lực đồng trang lứa có thể thúc đẩy bạn nhảy việc và tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Tuy nhiên, hãy dừng lại một chút và xem xét 5 lý do tại sao bạn nên ở lại công việc hiện tại dưới đây:
Mỗi một người sếp sẽ mang trong mình phong cách lãnh đạo và triết lý khác nhau. Một số sẽ truyền cảm hứng, thúc đẩy bạn phát triển, mang đến những tiện ích để bạn làm việc với niềm tự hào nhất. Một số khác có thể cung cấp sự hỗ trợ ít hơn, kìm hãm hoặc hạn chế khả năng của bạn. Bất kể là sếp tồi hay sếp tốt, phong cách lãnh đạo như thế nào, họ đều ban tặng cho chúng ta những bài học quý giá.
Ở thời điểm hiện tại, bạn có lẽ đã quen thuộc với việc chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu của mình và vượt qua tất cả những câu hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn khác. Mặc dù vậy, buổi đàm phán lương mới là thách thức thật sự mà ngay cả những nhân viên dày dạn kinh nghiệm nhất cũng không ít lần bị trượt khỏi công ty yêu thích. Để giúp bạn vượt qua tình huống trao đổi khó khăn này, chúng tôi đã tạo ra một bài kiểm tra về kỹ năng đàm phán lương với 5 câu hỏi thường gặp trong thực tế.
© 2023 Haymora Blog — Powered by HAYMORA