Cảm giác “Khi bạn bắt đầu một công việc mới và bất ngờ nhận ra nó rất khác với những gì bạn được mô tả”, tạm gọi đó là “cú sốc thay đổi”. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu năm 2022 bởi TheMuse đã cho thấy: trong hơn 25000 người được phỏng vấn, có đến 72% người trả lời rằng họ đã trải qua “cú sốc thay đổi” và 48% sẽ cố gắng quay lại công việc cũ nếu họ cảm nhận được có cú sốc thay đổi ở công ty mới. Tương tự, một báo cáo của Lever năm 2022 cho thấy 52% nhân viên sẽ cân nhắc việc quay trở lại với công ty trước đây.
Các chuyên gia nghề nghiệp luôn khuyến khích những người đi làm “hãy luôn có những bước nhảy vọt – thử sức với công việc mới, sự nghiệp mới, cách thức làm mới”. Nhưng đôi lúc, một công việc mới có thể không phải là điều bạn cần để bước ra khỏi vùng an toàn. Và đó là lúc câu hỏi này được đặt ra: Tôi có nên quay lại với công ty cũ hay công việc cũ không?
Trả lời cho câu hỏi này cũng nặng nề như quyết định rời đi ban đầu. Dưới đây là 8 bước cần thiết để giúp bạn quyết định nên hay không trở lại với những gì quen thuộc hay lao vào những điều chưa biết.
1. Tự hỏi bản thân: Bạn đã dành tâm sức cho công việc mới này đủ thời gian chưa?
Có thể ở mỗi một công việc, cấp độ khác nhau sẽ cần khoảng thời gian nhất định để bạn thích nghi và bắt đầu hứng thú với chúng. Trừ khi công việc đó khác hoàn toàn 180 độ so với những gì bạn mong đợi hoặc đó là một tình huống có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của bạn. Hãy cố gắng hết sức! Đôi khi các tình huống là những gì chúng ta tạo ra, và nếu bạn nỗ lực thực sự để chinh phục, nó có thể biến thành một công việc khiến bạn hạnh phúc – ngay cả khi nó đã từng không phải là điều bạn mong đợi.
2. Đừng đổ lỗi bản thân
Chúng ta thường có xu hướng tự trách móc chính mình khi một quyết định không đạt kết quả tốt như chúng ta mong đợi. “Giá như tôi chọn lựa một phương án khác” trở thành một nỗi khắc khoải trong tâm trí chúng ta. Nhưng bạn hãy nhớ rằng không một ai có thể dự đoán được tương lai! Đó là sự khác biệt to lớn giữa cái mà ta có thể kiểm soát (sự quyết định) và cái mà chúng ta không thể (kết quả).
Không có cách nào để biết trước được sếp mới của bạn sẽ là một người cuồng kiểm soát (họ dường như khá bình thường trong buổi phỏng vấn), hoặc đó là một dự án lớn mà họ đã hứa rằng bạn sẽ được thực hiện nhưng thực tế vẫn chưa nhận được sự nguồn tài trợ. Hoặc công ty sẽ đột ngột quyết định chuyển sang môi trường làm việc kết hợp [Hybrid], nhưng không có nghĩa là ít hơn 4 ngày một tuần lên văn phòng. Kết quả là bạn không thích công việc mới của mình – những yếu tố nằm ngoài tầm tay của bạn. Vì vậy, hãy dành cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi
Nếu bạn đưa ra quyết định có vẻ đúng đắn trong thời điểm đó, sử dụng những thông tin có sẵn cho bạn khi đó (tham khảo review công ty, hỏi người quen), không có gì phải tự trách bản thân. Hãy giải phóng khỏi cảm giác đó và bước tiếp!
3. Giả sử bạn có một cỗ máy thời gian và nhìn về tương lai của bạn
Hãy dành ra một giờ đồng hồ để ngồi xuống và suy nghĩ về cuộc sống mà bạn mong muốn sẽ trông như thế nào trong 5 năm nữa. Tập trung vào sự nghiệp tại đây – nghĩ về loại công việc bạn muốn làm, chức danh mà bạn muốn, kiểu công ty mà bạn muốn làm việc cùng và số tiền mà bạn muốn kiếm được. Hoặc bạn có thể muốn chuyển sang tự làm chủ, bắt đầu một dự án mới, làm Freelance.
Khi bạn viết ra tất cả những điều này, hãy nhìn lại công việc cũ đã từng nhiệt huyết của bạn. Đó có phải là công việc sẽ đưa bạn đạt được mục tiêu không? Nếu không, việc quay trở lại có thể không phải là sự lựa chọn đúng.
4. Bây giờ hãy sử dụng cỗ máy thời gian để review lại quá khứ của bạn
Rất nhiều bạn bè xung quanh tôi đã kể cho tôi tất cả về những điều họ không hạnh phúc ở nơi làm việc hiện tại, từ những người quản lý không quản lý cho đến những CEO khó tính. Nếu chúng ta quyết đó là thời điểm để nhảy việc, hãy viết ra tất cả những điều đó và giữ danh sách đó ở một nơi dễ tiếp cận. Đó là bởi vì lần thứ 2 bạn để lại thứ gì đó đằng sau, bạn sẽ bắt đầu quên bẵng đi chi tiết, và chúng ta đều có xu hướng lãng mạng hóa những tình huống cũ khi những cái mới không làm tốt.
Vì thế hãy dành vài phút để tạo ra một danh sách tất cả những thứ bạn không thích về công việc trước đó. Quãng đường đi làm có xa không? Đồng nghiệp có cố gắng ép bạn vào những kế hoạch Marketing đa nhiệm không? Sếp của bạn có phải là người quản lý vi mô không? Sứ mệnh của công ty có xung đột với những giá trị của bạn không? Đó là những lý do bạn rời khỏi công việc này. Hãy nhìn lại những gì họ đã có và xem liệu bạn có còn bị cám dỗ để quay lại công ty cũ hay không.
5. Tự làm một nghiên cứu: có gì khác đi so với bây giờ không?
Có gì đã thay đổi tại công việc cũ hoặc công ty cũ mà bạn đã rời khỏi? Cõ lẽ người đồng nghiệp phá hoại cuối cùng đã bị sa thải. Hoặc có thể là một người nào đó ở vị trí cấp cao hơn trong nhóm của bạn đã nghỉ việc hoặc được thăng chức, và bạn nghĩ bạn có thể thương lượng để quay lại với một chức vụ cao hơn. Đã có một sự thay đổi đủ lớn để công việc cũ của bạn có thể khác đi đáng kể so với bây giờ — theo một cách tốt? Nếu vậy, quay lại trở thành một lựa chọn khả thi.
6. Kiểm tra tất cả các lựa chọn của bạn
Chúng ta, là con người, yêu thích những gì thân thuộc! Vì vậy, bây giờ bạn thấy công việc mới không dành cho bạn, sẽ rất hấp dẫn để tìm kiếm những gì bạn đã từng làm. Bạn biết bạn có thể làm công việc cũ của mình, bạn đã là bạn của những người ở đó và đó là sự lựa chọn thoải mái, dễ dàng.
Nhưng nếu bạn mất một nhịp thì sao? Phần lớn nhờ vào đại dịch toàn cầu và Sự từ chức lớn, chúng tôi đã thấy một số thay đổi về những gì người lao động đang yêu cầu và những gì người sử dụng lao động đang cung cấp. Trước khi bạn quay trở lại công việc quen thuộc, hãy quay lại tìm kiếm việc làm. Lựa chọn của bạn ngoài việc giữ nguyên hoặc quay trở lại vị trí cũ của bạn là gì? Có những công việc căng thẳng nào đáng để ứng tuyển không? Có sự mở đầu khác ở công ty cũ của bạn sẽ là một bước tiến hay cho bạn cơ hội làm việc trong một nhóm khác không? Hãy xem lại danh sách mà bạn đã lập về nơi bạn muốn đến sau năm năm. Bước tiếp theo nào có thể đưa bạn đến mục tiêu 5 năm của mình?
7. Xem lại những lý do để bạn muốn trở lại
Nếu bạn đang muốn quay lại công ty cũ, hãy cố gắng tìm ra những lý do tại sao. Đó có phải bởi vì suy nghĩ phải săn tìm công việc lần nữa khiến bạn kiệt sức trước khi bạn bắt đầu không? Đó có phải vì bạn ghét những cuộc phỏng vấn? Đó có phải bởi vì bạn e ngại phải làm một công việc mà bạn không yêu thích? Hãy cố xác định những lý do thực sự mà bạn ủng hộ lựa chọn này là gì, sau đó quyết định bạn có thích những lý do đó hay không.
Quay trở lại công ty hoặc công việc là – theo một cách trừu tượng – một sự lựa chọn trung lập. Khách quan mà nói, nó không hẳn là tốt hay xấu (dĩ nhiên, trừ khi ông chủ cũ của bạn là một người phân biệt đối xử hoặc lạm dụng – trường hợp này bạn không cần tôi phải nói rằng bạn không nên quay lại). Nếu bạn trở lại, bạn muốn chắc chắn rằng đó là bởi vì lý do chính đáng, chẳng hạn như bạn nhận ra công ty cũ phù hợp với phong cách sống và làm việc của mình, hoặc bạn quyết định có những người đồng nghiệp tốt tính là điều quan trọng hơn việc được vào C-suite, hoặc bạn khám phá ra rằng sau khi thử việc, loại công việc bạn nghĩ rằng bạn muốn không thực sự tuyệt vời như vậy.
8. Đưa ra quyết định
Một số người chọn quay lại với công việc cũ hoặc ông chủ cũ và hài lòng khi họ làm vậy. Họ đã có thay đổi và nhận ra nó không phù hợp với mình, vì thế họ tất nhiên sửa sai bằng cách quay lại. Điều này vẫn diễn ra phổ biến hơn bạn nghĩ!
Ở diễn biến khác, nhiều người quay lại công việc quen thuộc, đắm chìm trong cảm giác nhẹ nhõm trong 1 đến 2 tháng và sau đó họ nhận ra họ vẫn bị thôi thúc tìm kiếm điều gì đó mới mẻ. Một số bị thúc đẩy tránh xa công việc hoặc công ty cũ bởi những yếu tố tiêu cực, như đồng nghiệp cũ – những người hay phàn nàn, một sự thăng tiến không bao giờ thành hiện thực. Một số khác bị lôi kéo về phía công việc mới bởi những lời hứa tiền lương cao hoặc cú hích về chức danh. Dù thế nào đi nữa, mọi thứ sẽ không thay đổi chỉ vì họ đã rời đi một khoảng thời gian. Vì thế, nếu bạn không hạnh phúc ở công việc trước đó, dường như bạn sẽ không thể lại hạnh phúc ở đó.
Nếu bạn đang xem xét quay trở lại công ty hoặc công việc cũ, tôi khuyến khích bạn hãy suy nghĩ cẩn thận. Hãy thực hành qua 8 gợi ý bên trên, tự vấn bản thân những câu hỏi khó hơn và mở rộng tâm trí của bạn với các lựa chọn tiềm năng xung quanh. Bạn có thể sẽ nhận được nhiều hơn những gì bạn nghĩ.
Có thể bạn quan tâm: Học cách nghỉ việc văn minh, tử tế để mai sau bạn còn có thể quay lại công ty cũ
Haymora.com – trang web chuyên về review công ty tại Việt Nam có thể là nơi cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích về quyết định công việc. Khi một số thứ đã xảy ra trong thời gian bạn vắng mặt ở công ty cũ, bạn sẽ biết được thông qua những đánh giá mà người dùng của chúng tôi cung cấp! Truy cập website tại đây