Có rất nhiều tiêu chí để tạo nên một môi trường làm việc lý tưởng, bao gồm các chính sách phúc lợi, văn hóa công ty, không gian làm việc, các tiện ích trong văn phòng, sự gắn kết,…và cả nhà tuyển dụng chuyên nghiệp. Từ góc độ người tìm việc, bạn hoàn toàn có thể tham khảo các trang web review công ty để tìm hiểu sự hòa hợp văn hóa giữa bản thân với doanh nghiệp trước khi nộp đơn xin việc.
Dù vậy, việc tìm hiểu thông qua những chia sẻ của người khác cũng chỉ phản ánh một phần nhỏ về văn hóa doanh nghiệp. Còn lại, bạn sẽ phải học cách nắm bắt chúng trong buổi phỏng vấn với người tuyển dụng. Họ với tư cách là nhân viên công ty, chắc hẳn đều sẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa “có vấn đề” và bộc lộ nó một cách tự nhiên trong quá trình giao tiếp. Từ đó, bạn có thể cân nhắc trước khi nhận lời mời làm việc.
Ngay cả những nhà tuyển dụng với nhiều năm kinh nghiệm cũng có thể trở thành nạn nhân của những sai lầm trong quá trình làm việc. Tuyển dụng nhân tài chất lượng cao đòi hỏi họ phải có kế hoạch và rất nhiều nhiệm vụ kèm theo đó. Chưa kể, dưới áp lực phải nhanh chóng lấp đầy các vị trí còn trống, nhiều nhà tuyển dụng chuyên nghiệp có thể rơi vào vào các tình huống khó xử, mà dưới đây là 5 lỗi nhà tuyển dụng thường gặp:
1. Không sắp xếp thời gian hợp lý
Một trong những lỗi ngớ ngẩn mà các nhà quản lý tuyển dụng thường mắc phải chính là quản lý thời gian chưa phù hợp. Ngay cả những công ty nước ngoài, những thương hiệu đình đám vẫn khiến ứng viên ngán ngẩm khi quá trình tuyển dụng kéo dài lê thê trong nhiều tháng. Ứng viên nộp đơn ứng tuyển phải chờ đợi một thời gian dài cho một cuộc gọi. Sau đó là chuỗi những cuộc phỏng vấn triền miên với từng vị sếp VIP khác nhau. Quá 30 ngày, liệu ứng viên đó có còn nhiệt huyết muốn làm việc với công ty bạn? Thông thường tổng số vòn phỏng vấn chỉ nên tối đa 3 vòng là đủ.
Một số trường hợp khác, nhà tuyển dụng bộc lộ sự thiếu chuyên nghiệp của mình khi thay đổi thời gian phỏng vấn nhiều lần, cho ứng viên “leo cây” mà không có lời giải thích thỏa đáng. Thời gian đối với công ty là rất quý, nhưng hãy nhớ rằng người đi tìm việc cũng như vậy. Họ có thể vẫn đang làm việc tại công ty hiện tại để chờ đến khi chuyển sang công việc mới. Họ phải tạm gác lại những nhiệm vụ dở dang, những cuộc họp,…để đến buổi phỏng vấn nhưng chính sự không đúng giờ của nhà quản lý tuyển dụng đã khiến họ lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức mà không được bù đắp.
2. Vi phạm nguyên tắc cơ bản khi phỏng vấn
Người nhà tuyển dụng chỉ nên tập trung vào những câu hỏi để kiểm tra năng lực, trình độ và thái độ của ứng viên. Tránh đưa ra những câu hỏi mang tính chất riêng tư, tò mò về cuộc sống, hoàn cảnh gia đình của ứng viên. Mặt khác, những đánh giá mang đầy định kiến về xuất thân, tôn giáo, vùng miến của người phỏng vấn mà người phỏng vấn đưa ra cũng được xem là thiếu lịch sự, không phù hợp đưa ra trong cuộc nói chuyện.
Khi người phỏng vấn giải thích thỏa đáng lý do tại sao họ đưa ra những câu hỏi thiên về sự riêng tư, ứng viên có thể chọn chia sẻ hoặc từ chối trả lời. Ngược lại, nhà tuyển dụng có thái độ soi mói, bạn có thế xin phép không hợp tác và rời đi mà không cần phải lăn tăn gì.
3. Không cân nhắc tuyển dụng nội bộ
Đôi khi, những ứng viên tốt nhất có thể ở ngay trước mắt nhưng các nhà tuyển dụng lại không nhận ra điều đó. Tuyển dụng trong nội bộ mang ý nghĩa kinh tế vì nó giúp cắt giảm chi phí và thời gian quảng bá mẩu tin đến ứng viên bên ngoài. Bên cạnh đó, các nhân viên nội bộ sẽ quen thuộc với quy trình làm việc, văn hóa, sứ mệnh công ty hơn. Vì thế, không chỉ họ là những người sẽ “tăng tốc” nhanh hơn trong vai trò công việc mới, mà ngược lại, những chi phí để chào đón một thành viên mới cũng sẽ được tiết kiệm.
4. Nhà tuyển dụng theo cảm tính
Ấn tượng đầu tiên là điều quan trọng để mở màn cho cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, nó không đủ để một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp đánh giá ứng viên phù hợp hay không bằng việc họ yêu thích một ai đó, họ có thiện cảm vì ngoại hình, học vấn, tuổi tác, hay giới tính của ứng viên.
Sự thiên vị một cách vô thức này sẽ đẩy những người tuyển dụng trở thành kẻ phân biệt đối xử – điều đáng xấu hổ trong giao tiếp xã hội. Đồng thời, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ bỏ lỡ nhiều nhân tài khi dựa theo đánh giá cảm tính.
5. Thuê những người có trình độ kém hơn mình
Thực tế, có rất nhiều nhà quản lý sợ tiếp nhận những nhân viên tự tin, tài năng hơn họ bởi vì họ cảm thấy rằng anh ta/cô ta có thể là mối đe doại đối với vị trí của họ. Nhưng những nhà quản lý thông minh luôn biết rằng họ cần những cấp dưới sáng suốt để chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và giúp cho team của mình phát triển. Việc thuê những người giỏi hơn có thể giúp người quản lý tuyển dụng cải thiện kỹ năng của chính bản thân họ. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là Lee Lacocca – Giám đốc điều hành hãng ô tô nổi tiếng tại Mỹ: “Tôi thuê những người tài năng hơn tôi và sau đó tôi phải cố gắng, nỗ lực hơn họ”.
Ở một góc độ hẹp, những người phỏng vấn đang đại diện cho tổ chức của mình, vì vậy hãy quan sát thật kỹ. Nếu họ không quan tâm những kế hoạch, kết quả của bạn với doanh nghiệp hiện tại; Họ không lắng nghe những chia sẻ của bạn về dự định công việc. Hoặc tệ hơn, họ không cho bạn cơ hội bày tỏ quan điểm, cảm nhận về công việc,…bạn không có gì phải luyến tiếc với cuộc phỏng vấn này nữa.
Có thể bạn quan tâm: