Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

Kiến tạo văn hóa doanh nghiệp từ sự TRUNG THỰC và MINH BẠCH

by Oanh Vo
6 May, 2019
in Văn hóa công ty
Reading Time: 5 mins read
0
A A
0
Kiến tạo văn hóa doanh nghiệp từ sự TRUNG THỰC và MINH BẠCH
0
SHARES
211
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Đóng vai trò là những người “cầm lái” của một tổ chức, những nhà lãnh đạo chính là những người đầu tiên đặt nền móng xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho tập thể của mình. Mỗi doanh nghiệp sẽ có nền văn hóa mang những đặc sắc riêng nhưng trước tiên cần đòi hỏi cái nhìn từ nhà tuyển dụng rằng tổ chức như một hệ thống, mà trong đó văn hóa doanh nghiệp cần trở thành những liên kết bền vững khuyến khích sự trung thực và minh bạch.

Vì sao “trung thực” nên là giá trị cốt lõi?

Ivy Lee – người được coi là ông tổ của ngành PR đúc kết từ những năm đầu của thế kỷ 20: “Hãy nói sự thật vì sớm hay muộn công chúng cũng sẽ phát hiện ra”. Và sự thật sẽ không thể nói ra dễ dàng nếu như doanh nghiệp không quen với văn hóa “trung thực” từ trước.

Tuy nhiên, công việc này sẽ không hề dễ dàng đối với những công ty vẫn còn giữ cách làm việc cổ hủ vớivăn hóa “nói xấu sau lưng”, “dối trên lừa dưới”… Nếu tồn tại lâu dài, chúng sẽ là những nguyên do gây ra sự bất ổn niềm tin trong một tập thể, mọi người không tin tưởng nhau. Vì vậy mà sự tương tác, hợp tác sẽ trở nên khó khăn. Thậm chí, nếu vẫn duy trì văn hóa này, không chỉ trong nội bộ công ty mà với khách hàng và đối tác, sự thiếu trung thực cũng là yếu tố nhanh nhất khiến mọi sự hợp tác trở nên ngắn hạn.

Không phải ngẫu nhiên mà những công ty hàng đầu thế giới như: Google, Facebook, Starbucks… gọi nhân viên của mình là những người “đồng hành” thay vì “người lao động”. Lấy sự bình đẳng ở tất cả vai trò trong công ty làm điều kiện cơ bản, việc hài hòa những mục tiêu cá nhân để hình thành mục tiêu chung sẽ dễ dàng hơn nếu “trung thực” và “minh bạch” được khuyến khích trong văn hóa doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

  • [VIDEO] 8 loại hình văn hóa công ty lí tưởng phù hợp với mọi doanh nghiệp
  • Tìm hiểu cách Zappos củng cố văn hóa doanh nghiệp qua 10 giá trị cốt lõi
  • 5 đặc điểm của công ty có nền văn hóa tuyệt vời

Những người đứng đầu nên thực hành sự “trung thực” đầu tiên

Cách đây hơn 20 năm, trong nhiều nghiên cứu khoa học của Hofstede hay Schein về văn hóa doanh nghiệp có chia sẻ rằng “Từ những ngày đầu vận hành một doanh nghiệp, những giá trị và tính cách của người sáng lập hay đứng đầu tổ chức luôn tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới toàn bộ tổ chức”.

Hãy thử quan sát tính cách và tư duy của một số lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới, từ Virgin Group của Richard Brandson, Starbucks của Howard Schultz, cho đến những công ty lớn của Việt Nam… đều sẽ nhận thấy một sự tương đồng nhất định.

Thế Giới Di Động – Một trong những “ông lớn” trong ngành bán lẻ cho rằng “trung thực” là một trong 6 giá trị cốt lõi mà công ty này hướng đến và nỗ lực thực hiện.

Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động chia sẻ về tư duy lãnh đạo của mình rằng: “Không có giá trị trung thực thì hệ thống bán lẻ không thể tồn tại được.” 

Qua đó, câu chuyện sa thải toàn bộ nhân viên trong cửa hàng khi phát hiện có sự gian lận thể hiện rõ văn hóa của doanh nghiệp này. “Từ ông cửa hàng trưởng đến nhân viên, bảo vệ thông đồng với nhau để bán đồ ngoài lấy tiền bỏ túi. Khi phát hiện ra, phải đuổi 25 nhân viên trong 1 ngày, đóng cửa hàng trong 1 tuần để huấn luyện, làm lại toàn bộ. Nếu không có giá trị TRUNG THỰC, chúng tôi không thể nào vận hành được” – Chia sẻ từ vị CEO này.

Vậy nên, để bắt đầu tạo ra một sự thay đổi tích cực trong xây dựng và cải biến văn hóa, thì người cần thay đổi đầu tiên và bền bỉ nhất chính là vị trí cao nhất – những người lãnh đạo. Có như vậy, văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo ra sự vững mạnh lâu dài cho công ty.

Nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Previous Post

Góc review: Top 5 công ty công nghệ có MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TỐT NHẤT

Next Post

5 yếu tố nhận diện một MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP

Oanh Vo

RelatedPosts

Khi nhân viên giỏi xin nghỉ việc, bạn nên phản ứng như thế nào?

Khi nhân viên giỏi xin nghỉ việc, bạn nên phản ứng như thế nào?

22 July, 2022
7 câu hỏi phỏng vấn giúp bạn biết được văn hóa công ty phù hợp với mình

7 câu hỏi phỏng vấn giúp bạn biết được văn hóa công ty phù hợp với mình

4 July, 2022
Nhân viên giỏi

Nhân viên giỏi mong chờ điều gì từ công ty?

27 April, 2022
Nhà lãnh đạo làm gì để tạo môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên?

Nhà lãnh đạo có thể làm gì để tạo ra môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên?

18 December, 2021
Những điều "The Great Resignation" tiết lộ về văn hóa làm việc sai lầm

Những điều làn sóng “đại nghỉ việc” tiết lộ về văn hóa làm việc sai lầm của chúng ta

10 June, 2022
Những điều bạn nên làm trong 90 ngày đầu khi nhận việc mới

Những điều bạn nên làm trong 90 ngày đầu khi nhận việc mới

25 November, 2024
Next Post
Môi trường làm việc chuyên nghiệp

5 yếu tố nhận diện một MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHUYÊN NGHIỆP

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In