Cơ cấu lãnh đạo, môi trường văn phòng, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi, mối quan hệ giữa các cá nhân, sự gắn kết nhân viên trong team và phong cách giao tiếp là một số chi tiết hình thành nên văn hóa công ty – Thứ mà ngày càng trở nên quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Một công ty được cho là có văn hóa tốt sẽ giúp cải thiện:
- Bản sắc của tổ chức
- Giữ chân nhân viên
- Hình ảnh doanh nghiệp
Hơn nữa, ngày nay người lao động đã xếp hạng yếu tố “môi trường làm việc lý tưởng” lên trên các phúc lợi về vật chất, tiền bạc – theo khảo sát từ Harvard Business Review. Và điều này được tạo ra thông qua văn hóa tích cực.
Đây cũng là lý do quan trọng cho việc tại sao các nhà lãnh đạo nên thực hiện đánh giá văn hóa doanh nghiệp. Nếu bạn chưa từng làm điều đó trước đây, hãy sử dụng 5 yếu tố được gợi ý dưới đây:
1. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp qua quá trình đào tạo hội nhập nhân viên mới
Nếu mục tiêu của bạn là tuyển dụng những người sáng tạo, có năng lực và tận tâm với công việc, việc tạo ra lòng trung thành và sự tôn trọng của những nhân viên mới trong quá trình đào tạo và hội nhập vô cùng quan trọng. Khi quá trình này không được tổ chức, các nhân viên mới thường cảm thấy lo lắng khi gặp gỡ đồng nghiệp và họ mong đợi công ty sẽ làm gì đó tương tự.
Hãy xem xét các phương pháp đào tạo của công ty bạn có bị lỗi thời hay đơn điệu? Bạn có thể hướng dẫn họ bắt đầu từ những việc như đọc tài liệu về công ty, hoặc tiếp cận một cách cá nhân hóa hơn, sáng tạo và có sự tham gia của những người khác. Hầu hết những nhân viên mới đều mong muốn tìm hiểu vị trí của họ và thích nghi với nhóm của mình. Nhưng nếu quá trình hội nhập không được cung cấp tài nguyên và các công cụ để tăng tốc, sự trì trệ và chán có thể khiến họ ra đi sớm.
2. Xem xét mức độ cởi mở trong ban lãnh đạo
Điều quan trọng là bạn thúc đẩy văn hóa chấp nhận thay đổi, đặc biệt nếu bạn muốn tiếp cận những chuyên gia trẻ tuổi. Một tựa đề mới đây nhất từ Harvard Business Review đã xác nhận lại điều này, việc thay đổi văn hóa công ty đòi hỏi cần phải tạo ra một phong trào chứ không phải là một nhiệm vụ. Trong đó, các tác giả đã giải thích lý do tại sao điều này có thể là một thách thức:
“Sự đổi mới đòi hỏi những hành vi mới từ các nhà lãnh đạo và nhân viên, những người thường phản đối văn hóa doanh nghiệp, họ vốn chỉ tập trung vào lịch sử hoạt động huy hoàng và hiệu suất.”
Khi đánh giá văn hóa công ty, hãy xác định xem những nhà lãnh đạo có khả năng linh hoạt hay không? Có phải họ đnag bị mắc kẹt trong lối tư duy “9 – to – 5” cứng nhắc và cản trở sự đổi mới? Nếu vậy, câu hỏi kế tiếp đặt ra là “Làm cách nào văn hóa của công ty chúng ta có thể phát triển mặc dù vẫn còn sự do giữa các giám đốc điều hành?”
Có thể cần phải có sự thay đổi từ cấp trên, hoặc một cuộc họp hội đồng quản trị với những người có tiếng nói trong công ty.
3. Đánh giá văn hóa doanh nghiệp cần nhìn vào các chương trình đãi ngộ
Hành động tuyên dương những nhân viên đã làm việc xuất sắc hoặc cung cấp giá trị cho công ty rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải chi ra một số tiền vượt quá mức cho phép trong vấn đề khen thưởng.
Thay vào đó, bạn có thể cá nhân hóa khía cạnh này của văn hóa doanh nghiệp bằng cách quan tâm đến từng sở thích, phong cách sống của nhân viên và mang đến những phần thưởng có giá trị lớn về mặt tinh thần đối với họ. Chẳng hạn, nhân viên của bạn là người thích bếp núc, bạn có thể tặng họ phần thưởng là những voucher lớp học nấu ăn.
Ngược lại, bạn cũng có thể mang đến cho nhân viên sự lựa chọn về cách mà họ muốn được công nhận, đơn giản như thẻ quà tặng. Bởi vì tính cách và sở thích của mỗi người đa dạng khác nhau. Hơn nữa bản thân họ cũng thích được tự đưa ra quyết định.
4. Quan sát sự tương tác của các thành viên trong nhóm
Các bản sắc văn hóa mạnh mẽ và bền vững được rèn giũa dựa trên các mối quan hệ và sự kết nối của người với người. Khi đánh giá văn hóa doanh nghiệp, hãy chú ý phân tích sự năng nổ giữa các đồng nghiệp và chú ý cách họ giao tiếp, hoặc cộng tác lẫn nhau trong công việc.
Từ đó đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Họ có tôn trọng những sáng kiến cũng như ý kiến cá nhân của người khác hay không?
- Họ có liên quan đến một cấp độ cá nhân nào không?
- Họ có thực hiện các chức năng một cách gắn kết như một nhóm?
Trong môi trường làm việc nhóm, mỗi chúng ta đều hiểu và tin rằng việc suy nghĩ, hoạch định, ra quyết định và thực hiện sẽ tốt hơn khi được hợp tác.
Nếu không có những sự kết nối mạnh mẽ trong nhóm, bạn nên xem xét thêm vào nhiều các hoạt động team building. Chúng mang đến cơ hội để các nhân viên của bạn làm quen và hiểu hơn về đồng nghiệp của mình ngoài những lúc căng thẳng trong văn phòng. Đồng thời cũng thể hiện cho thấy bạn đánh giá cao về những gì mà họ đã chăm chỉ cống hiến.
5. Xác định thái độ từ những câu hỏi
Những câu hỏi đúng sẽ gợi ra những nhận thức giá trị nhất về văn hóa công ty. Thay vì hỏi trực tiếp về văn hóa, bạn hãy đánh giá xem xu hướng chung của tập thể đang ảnh hướng đến thái độ như thế nào bằng cách đặt câu hỏi về những thử thách và thử thách của doanh nghiệp.
Nếu sự tiêu cực xuất hiện trong những câu trả lời, bạn biết rằng đã đến lúc cần một sự thay đổi để xoa dịu “sóng ngầm”. Ngoài ra, một số chủ đề khác cũng có khả năng gợi ra cùng câu trả lời của toàn công ty, chúng có thể là cách thức xử lý một vấn đề, một thách thức cụ thể. Dưới đây là một vài câu hỏi bạn có thể đưa ra cho nhân viên của mình, được trích dẫn từ bài viết 29 câu hỏi quyền lực nên hỏi trong năm mới:
- Trong năm ngoái, điều không tốt đẹp gì đã diễn ra?
- Có bất kỳ khoảnh khắc đáng xấu hổ nào diễn ra?
- Điều tồi tệ duy nhất vào năm ngoái của công ty bạn?
- Chúng ta đã học được gì từ những sai lầm đó?
- Có bài học nào công ty có thể tận dụng làm đòn bẩy?
- Doanh nghiệp của chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt trong 12 tháng tới?
- Chúng ta đã trải qua khoảnh khắc đột phá nào trong năm vừa rồi?
- Điều gì khiến công ty chúng ta đang bị trì hoãn?
- Mỗi cá nhân nhân viên có thể làm gì để trở nên hữu ích hơn cho nhóm?
Văn hóa là thứ tác động đến mọi thứ trong công ty, từ năng suất làm việc, sự gắn kết nhân viên, cho đến khả năng giữ chân và phát triển. Mặc dù không có một tổ chức nào được thiết kế theo kiểu “văn hóa 101”, bạn nên đánh giá văn hóa doanh nghiệp mình một cách đều đặn để phát hiện ra những “trụ cột” trong việc hình thành và duy trì nét cá tính riêng của công ty.
Cuối cùng, đừng quên sử dụng những mẹo được chia sẻ ở trên để tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn, thu hút nhiều nhân tài hàng đầu.
Tham khảo: achiever.com
Có thể bạn quan tâm: