Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

Sếp tồi hay sếp tốt, bạn có thể học được gì từ phong cách lãnh đạo của họ?

by Nhung Nguyen
17 June, 2022
in Đội ngũ lãnh đạo
Reading Time: 8 mins read
0
A A
0
Sếp tồi hay sếp tốt, bạn học được gì từ phong cách lãnh đạo của họ?
0
SHARES
146
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mỗi một người sếp sẽ mang trong mình phong cách lãnh đạo và triết lý khác nhau. Một số sẽ truyền cảm hứng, thúc đẩy bạn phát triển, mang đến những tiện ích để bạn làm việc với niềm tự hào nhất. Một số khác có thể cung cấp sự hỗ trợ ít hơn, kìm hãm hoặc hạn chế khả năng của bạn. Bất kể là sếp tồi hay sếp tốt, phong cách lãnh đạo như thế nào, họ đều ban tặng cho chúng ta những bài học quý giá.

Việc hiểu rõ bản chất của từng kiểu lãnh đạo, ưu và nhược điểm, có thể giúp bạn ứng xử tốt hơn trong các mối quan hệ và dễ dàng hợp tác ăn khớp với cấp trên của mình. Nhìn xa hơn, điều này cũng góp phần quan trọng giúp bạn phát triển phong cách lãnh đạo của riêng mình theo thời gian.

Phong cách lãnh đạo theo thời hạn

Nói ít làm nhiều là câu mô tả chính xác nhất về kiểu lãnh đạo này. Những người quản lý theo deadline thường rất giỏi trong định hướng và phân bổ nhiệm vụ. Trễ deadline, không hoàn thành đúng thời hạn là một điều kinh khủng đối với họ. Vì thế các nhà quản lý theo thời hạn luôn kỳ vọng cấp dưới của mình biết sắp xếp công việc, lên kế hoạch phù hợp trong thời gian cho phép, không bao biện thêm.

Kiểu quản lý này thường bị xem là những người nghiêm túc và cổ điển. Cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của họ là tập trung vào dữ liệu và sự kiện. Đối với họ, xác định giải pháp thay vì chỉ đưa ra các vấn đề. Chính vì sự khắt khe này, họ buộc các nhân viên phát triển chiều sâu về tư duy hơn, tự chủ trong công việc hơn.

Mặt khác, những nhà quản lý theo thời gian lại hạn chế ở sự thiếu linh hoạt. Sếp của bạn sẽ kỳ vọng bạn hy sinh bản thân nhiều hơn để hoàn thành công việc.

Vì vậy, điều bạn cần làm là:

  • Bày tỏ thẳng thắng ranh giới của mình về các vấn đề xung quanh thời gian làm việc, khả năng sẵn sàng cho công việc càng sớm càng tốt.
  • Khi trao đổi với cấp trên, bạn nên nói ngắn gọn và cô đọng những thông tin cần thiết.
  • Cố gắng sáng tạo trong việc thu hút người lãnh đạo tham gia giải quyết vấn đề.
  • Đảm bảo đưa ra các ý tưởng hoặc tốt hơn là bằng chứng rằng bạn đã cố gắng tự giải quyết vấn đề.

Phong cách lãnh đạo thân thiện, hài hước

Nếu sếp của bạn là một người có phong cách thân thiện dễ mến, đây sẽ là điểm cộng lớn. Nhưng hãy cẩn thận, sự ngọt ngào nào cũng đi kèm nguy hiểm ẩn sau đấy.

Trong khi được xem là thấu hiểu và có lòng trắc ẩn, kiểu lãnh đạo này cũng dễ biến tướng thành ruinous empathy territory (một thuật ngữ được tạo ra bởi Kim Scott, được hiểu là tốt đẹp nhưng cuối cùng lại thành gây hại) chỉ bởi vì họ quá lịch sự, quá tâng bốc hoặc dễ dãi với cấp dưới của mình.

Thỉnh thoảng bạn cần người mentor của mình lịch thiệp khi đưa ra những phản hồi quan trọng giúp bạn tiến bộ. Tuy nhiên sự hài hước quá đà sẽ khiến người sếp trở nên thiếu nghiêm túc, ảnh hưởng đến hiệu suất của cả nhóm, thậm chí là danh tiếng của nhóm trong công ty.

Sự tích cực độc hại cũng là vấn đề nghiêm trọng. Một người quản lý không thể nhận ra vấn đề hoặc có xu hướng “bọc đường” cho những rủi ro sẽ không đáng tin cậy để trao đổi công việc. Julia Wuench, một cộng tác viên cho Forbes chia sẻ: “Sự tích cực độc hại ở nơi làm việc có thể khiến các cá nhân cảm thấy vô năng lực, không nhìn thấy và không nghe thấy”.

Điều bạn nên làm: Thiết lập ranh giới xung quanh các cuộc trò chuyện cá nhân tại nơi làm việc. Điều này có thể giúp bạn phân định rõ cuộc sống riêng tư và nghề nghiệp của mình.

Phong cách lãnh đạo đầy tớ

Nhà lãnh đạo đầy tớ có tâm lý “phục vụ là trên hết”. Họ xem vai trò của mình như một người huấn luyện hoặc nhà vô địch của nhóm và rộng hơn là trong tổ chức. Người luôn đặt những yêu cầu của mình ở cuối cùng.

Nhà lãnh đạo đầy tớ có sự đồng cảm và dễ thu hút người khác. Họ thường xuyên thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến quỹ đạo sự nghiệp của cấp dưới, bởi vì họ luôn gắn mình với sứ mệnh phục vụ người khác. Đây được xem là một trong những yếu tố tuyệt vời để thúc đẩy tinh thần của nhóm và cung cấp cho nhân viên những cơ hội vươn đến thành công. Nhìn chung, đây không phải là kiểu lãnh đạo tồi tệ.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn và người lãnh đạo đầy tớ của bạn không đồng quan điểm? Thử thách lớn nhất đối với kiểu lãnh đạo này là khi “sếp đã đầu tư nhiều vào tương lai của bạn nhưng chưa chắc đó là tương lai mà bạn mong muốn cho chính mình”. Khi bắt đầu công việc, bạn sẽ luôn xuất hiện sự giằng co trong tâm trí giữa cái bạn cần và tầm nhìn của người quản lý.

Người lãnh đạo theo phong cách này cũng thiên về hướng ra quyết định dựa trên sự ủy thác, nghĩa là họ thường mất nhiều thời gian hơn. Sự nuông chiều theo ý của cả nhóm, khiến họ đôi lúc giảm đi thẩm quyền của mình, khả năng quan sát bao quát cần thiết hoặc chỉ dẫn đúng lúc. Tất cả những điều trên có thể dẫn đến việc làm xói mòn đi sự tín nhiệm về năng lực của kiểu lãnh đạo này.

Điều bạn nên làm: Bạn cần đấu tranh mạnh mẽ cho chính mình và có khả năng giao tiếp nhất quán trên danh nghĩa của bạn.

Đặc điểm của những nhà lãnh đạo độc hại

Bất kể là phong cách lãnh đạo như thế nào, có hàng loạt dấu hiệu đỏ để bạn có thể nhận ra ngay từ ban đầu. Và đây là một vài đặc điểm của kiểu lãnh đạo “toxic” bạn nên biết:

Văn hóa chiến thắng – vs – học hỏi: Những người lãnh đạo đặt nặng chuyện “chiến thắng” thay vì thử nghiệm và học hỏi là một dấu hiệu của phong cách quản trị cổ điển, dẫn đến một môi trường áp lực cao, đề cao cái tôi và có ít sự hài lòng.

Không có sự ghi nhận: Một người lãnh đạo chỉ nhấn mạnh công lao của mình trong khi đó là thành quả nỗ lực của cả nhóm là một người không có khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của bạn. Chạy ngay đi!

Vận động hành lang – xu nịnh: Đáng tiếc, một số người chỉ biết một cách duy nhất để đạt được điều họ muốn là rót mật vào tai và lừa phỉnh cấp dưới làm theo mệnh lệnh. Hãy cẩn thận với những kiểu quản lý có xu hướng ủy quyền quá mức hoặc tạo gánh nặng quá mức cho cả nhóm, trong khi đó họ dường như chỉ tận hưởng các quyền lợi.

Không quan trọng họ là sếp tồi hay sếp tốt, bạn có yêu thích cách làm việc và quản trị của họ hay không, điều quan trọng là ở mỗi phong cách, bạn sẽ học được những gì, từ đó xây dựng và hoàn thiện bộ kỹ năng lãnh đạo của riêng mình.

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 5 / 5. Vote count: 5

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: đội ngũ lãnh đạoleadershipnhà lãnh đạophong cách lãnh đạosếp tốt
Previous Post

Bạn có phải là một chuyên gia trong đàm phán lương? Thử bài test này ngay!!!

Next Post

5 dấu hiệu bạn nên ở lại công ty thay vì nhảy việc

Nhung Nguyen

RelatedPosts

Kỹ năng giao tiếp lãnh đạo

9 cánh cải thiện kỹ năng giao tiếp để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả

5 August, 2023
Elon Musk

Sếp tốt và sếp tồi qua cách quản lý con người của Elon Musk

21 November, 2022
Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

1 October, 2022
Nhân viên giỏi

Nhân viên giỏi mong chờ điều gì từ công ty?

27 April, 2022
Đối phó với sếp thích tranh cãi, bạn không cần phải nhảy việc trong tức tối

Đối phó với sếp thích tranh cãi, bạn không cần phải nhảy việc trong tức tối

10 April, 2022
Nhà lãnh đạo làm gì để tạo môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên?

Nhà lãnh đạo có thể làm gì để tạo ra môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên?

18 December, 2021
Next Post
5 dấu hiệu bạn nên ở lại công ty thay vì nhảy việc

5 dấu hiệu bạn nên ở lại công ty thay vì nhảy việc

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In