Xây dựng quan hệ tốt với sếp không chỉ có ý nghĩa tác động đến sự hài lòng công việc mà còn đóng vai trò quan trọng cho sự thăng tiến của bạn. Được sếp yêu thích không phải do ai đó may mắn, chúng là cả quá trình nỗ lực không ngừng, cùng với sự kết hợp khéo léo những kỹ năng để người lao động thúc đẩy sự nghiệp và cảm thấy hạnh phúc hơn ở nơi làm việc.
Brian Deechesare – nhà sáng lập Breaking Into Wall Street cho biết: “Lợi ích lớn nhất của việc vun đắp mối quan hệ tốt với sếp là tăng khả năng thăng tiến. Việc thể hiện thái độ tích cực và gắn kết tại nơi làm việc không chỉ giúp cho công việc của mọi người trở nên dễ chịu hơn. Điều đó cũng thể hiện với sếp rằng bạn có thể lăn lộn trong vài cú đấm và áp lực để hướng tới một vị trí có trách nhiệm cao hơn.
Trên thực kế, trong nhiều cuộc khảo sát về vấn đề nghỉ việc của người lao động, nguyên nhân nảy sinh mối quan hệ bất hòa với sếp/đồng nghiệp đã được nhiều người lựa chọn và xếp vào một trong những lý do chủ yếu. Tuy nhiên, mối quan hệ là thứ mà bạn có thể tác động được, khởi đầu từ việc hiểu bản chất của động lực trong mối quan hệ tại nơi làm việc. Bởi vì việc điều chỉnh hành vi của chính bạn sẽ có tác động đến tất cả các tương tác của bạn.
Con người là động vật với bản năng cứng rắn. Cũng có nghĩa là chúng ta trở nên nhạy cảm hơn với những mối đe dọa tiềm tàng để tồn tại trong một xã hội hiện đại. Vì tài chính được gắn chặt với cảm giác an toàn, do đó chúng ta thường bật chế độ cảnh giác cao với những mối đe dọa tại nơi làm việc. Nhận thức này mặc dù không phải lúc nào cũng chính xác do chúng ta tiếp cận các mối tương tác xã hội với những thành kiến của riêng mình. Nhưng bạn có thể lựa chọn tiếp cận theo tính chất xây dựng với một nhận thức cởi mở hơn. Hãy bắt đầu thể hiện có chủ đích thói quen của những người có mối quan hệ tốt với sếp, và bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên!
Họ thực hành lòng nhân ái thường xuyên
Cách tốt nhất để nuôi dưỡng một mối quan hệ có ý nghĩa với cấp trên là thực hành lòng nhân ái, ngay cả khi những tình huống khó khăn nhất xảy ra. Nhiều người cuối cùng cảm thấy bực bội tại nơi làm việc bởi vì họ bắt đầu mất lòng tin vào đồng nghiệp hoặc ông chủ. Hãy cố gắng xem xét bất kỳ tình huống xung đột nào ở cả 2 khía cạnh. Lòng nhân ái giúp chúng ta duy trì một thái độ tích cực với các mối quan hệ của mình, giúp dễ dàng hơn cho việc vun đắp các mối quan hệ chân thành và có ý nghĩa với sếp.
Sếp là con người và chắc chắn sẽ có lúc phạm sai lầm. Mặc dù nó không có nghĩa là bạn dễ dàng đồng ý với những tình huống độc hại hoặc “có vấn đề”, nhưng dù sao thì cách tiếp cận bất kỳ xung đột nào với một tinh thần nhân ái luôn là một ý tưởng tốt. Thực hành lòng từ bi không phải lúc nào câu cửa miệng cũng là “hãy bỏ qua”. Trong một số trường hợp, các vấn đề tại nơi làm việc cần phải được giải quyết để tiến lên theo hướng tích cực. Khi bạn tiếp cận những cuộc giao tiếp khó khăn này bằng lòng trắc ẩn với cảm xúc của đối phương, bạn có thể giảm bớt đi sự phản ứng và cùng nhau vượt qua mọi rào cản khác biệt.
Thể hiện tinh thần gắn kết với sếp, nơi làm việc và nhóm
Những người có mối quan hệ tốt với sếp của mình cũng có xu hướng trở nên gắn bó hơn. Những nhân viên nào thể hiện sự quan tâm chân thành đến sức khỏe của sếp và doanh nghiệp nói chung là những người mà sếp sẽ luôn muốn giữ lại.
Đừng lười nhác và cho rằng bạn cảm thấy thiếu động lực, cũng đừng đợi cho đến khi cảm giác đó bùng phát với bạn, hãy hòa nhập bản thân và đi sâu vào gốc rễ của vấn đề. Có lẽ bạn cần một thử thách mới, một việc gì đó có ý nghĩa hơn. Cho dù trong trường hợp nào, điều quan trọng là bạn phải chủ động.
Họ khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn
Dechesare cho rằng những người có mối quan hệ tốt với sếp cũng có xu hướng trở thành người đưa ra nhiều sáng kiến khiến cuộc sống của sếp dễ dàng hơn: “Những người sếp rất nhiều việc phải làm để điều hành công việc cũng như các phòng ban. Bởi vì khối lượng công việc lớn này đều nằm trong danh sách của họ, vì thế các ông chủ sẽ tự nhiên đánh giá cao những nhân viên giúp công việc của họ dễ dàng hơn. Họ muốn một nhân viên tích cực, quan tâm đến bất cứ điều gì với một sự tự tin, và là người chủ động yêu cầu có thể làm gì để giúp đỡ ”.
Họ có thể chỉ trích nhưng không trút giận
Chỉ trích không có nghĩa là bạn tiêu cực hoặc bạn là một thành viên tồi. Thực tế, trong một vài trường hợp, đặc biệt ở vai trò lãnh đạo, bạn cần đặt câu hỏi để cải thiện chúng. Nhưng điều quan trọng để tránh trút giận lên sếp của bạn, ngay cả khi bạn nêu lên mối quan tâm hay đưa ra những thách thức trong bàn họp.
Những lời chỉ trích về công ty có thể hữu dụng với sếp trong vài trường hợp, những chia sẻ phê bình có tính chất xây dựng và đưa ra được giải pháp xử lý sẽ được hoan nghênh. Nhưng trút giận, ngược lại, chỉ nên xảy ra với những người bên ngoài tổ chức, chẳng hạn như bạn bè thân thiết, các thành viên trong gia đình,…
Họ duy trì ranh giới lành mạnh
Một mối quan hệ chuyên nghiệp tuyệt vời chắc chắn phải liên quan đến một số mức độ quen thuộc. Tất nhiên, họ đều có ý thức bẩm sinh về ranh giới lành mạnh trông như thế nào: Chẳng hạn, bạn có thể quan tâm nếu sếp của bạn có thói quen ăn uống lệch khoa học. Và rõ ràng là chúng không được phép vượt qua ranh giới cuộc sống cá nhân, ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ công việc của bạn.
Mặc dù nhân viên và sếp có thể vun đắp những mối quan hệ tuyệt vời, nhưng tốt hơn hết là bạn đừng bao giờ để mình vào những kiểu mối quan hệ xã giao ngoài công việc.
Theo: theladder.com