Phỏng vấn trong khi đang làm việc là phương án được nhiều người lựa chọn. Vì họ cho rằng những cuộc trao đổi với nhà tuyển dụng sẽ giúp họ luôn cập nhật được thông tin về ngành, các yêu cầu kỹ năng, trình độ công việc và sự thay đổi về cấp độ tiền lương theo thời gian.
Nếu bạn đã nhận được một lời đề nghị nhận việc mới từ công ty khác, dù có vẻ không hoàn hảo như mong đợi, bạn có sẵn sàng nói cho sếp của mình biết hoặc dùng nó như một điều kiện để đòi hỏi thêm quyền lợi? Các offer có thể mang đến cho bạn vị thế đàm phán có uy lực hơn, nhưng cũng có thể xảy ra một kịch bản tồi tệ là bạn phải nghỉ việc nếu không đạt được thỏa thuận với sếp.
Vậy làm cách nào để bạn nhận ra tín hiệu có thể thảo luận với cấp trên hay chỉ nên lặng lẽ ra quyết định của riêng mình? Nếu bạn quyết định đặt vấn đề với sếp, làm thế nào để giảm thiểu thấp nhất những rủi ro trong trường hợp sếp từ chối?
Các chuyên gia nghề nghiệp nói gì?
Đối với các nhà tuyển dụng, một ứng viên tìm việc khi vẫn đang còn làm việc dường như khiến họ trở nên hấp dẫn hơn. Thêm vào đó, nghỉ việc trước khi tìm được việc làm mới là một rủi ro lớn mà bạn nên tránh để không rơi vào hoàn cảnh thiếu hụt tài chính trong những ngày thất nghiệp.
Tuy nhiên ngày nay góc nhìn của họ cũng có nhiều thay đổi. Michele Woodward – chuyên gia huấn luyện nghề nghiệp tại Washington D.C cho biết, việc cho sếp biết bạn đang nhận được một offer mới thật ra không khó khăn như bạn vẫn tưởng. Nó giống như việc hẹn hò, và bạn cần phải giãi bày sự quan tâm của mình đối với việc duy trì mối quan hệ hai bên.
Có bao giờ bạn tự hỏi: Mình đã bỏ lỡ điều gì khi ở vị trí công việc hiện tại? Một danh hiệu hào nhoáng, những người đồng nghiệp quốc tế, hay một khoản tiền thưởng lớn,…Miễn là bất cứ thứ gì, hãy tìm ra cái mà bạn muốn, sau đó liên hệ đến những tiền lệ trong tổ chức của bạn và tự trả lời các câu hỏi sau:
- Điều gì đã xảy ra khi đồng nghiệp trước đây cũng đến và nói cho sếp biết rằng họ đang nhận được một offer công việc mới?
- Người sếp của bạn có thể ra quyết định trực tiếp hay bạn phải cũng phải tuân theo một quy trình để gửi yêu cầu của mình lên cấp trên?
- Người nhân viên đó cảm thấy thế nào khi nhận được các quyền lợi về giờ làm việc linh hoạt, quyền mua cổ phiếu,…
Và trên hết, bạn hãy tự hỏi mình quan trọng ra sao đối với công ty? Khi bạn là một mấu chốt quan trọng của doanh nghiệp, mọi thứ dễ dàng hơn rất nhiều. Khi bạn không phải là nhân vật thực sự cần thiết, hãy quay lại những câu hỏi phía trên.
Người lao động thường cư xử ra sao?
Khi bạn nhận được lời mời nhận việc khác, đây có thể là một đòn bẩy cho bạn bước ra khỏi vùng an toàn. Ngày nay, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động đã được điều chỉnh rõ ràng trở thành win-win. Khi mà nền kinh tế toàn cầu đang nóng lên, các doanh nghiệp rất cầu thị trong tuyển dụng nhân lực và người lao động cũng rất mạnh mẽ trong việc ra đi, bạn có quyền đòi hỏi yêu cầu tương xứng với những gì mình bỏ ra.
Victor Arias Jr – một nhà tuyển dụng đa lĩnh vực làm việc tại Dallas cho biết, ông đã vụt mất 2 ứng viên trong tháng gần đây, sau khi họ thông báo về kế hoạch nghỉ việc của mình. Một người bị thu hút bởi tiền lương cao hơn, một người khác lại không muốn thay đổi thành phố đang sinh sống để có cơ hội việc làm mới.
Arias nhận ra ngày càng có nhiều người sẵn sàng tìm đến và nói chuyện với sếp của họ về các yêu cầu. Với người lao động, đây là đấu tranh vì sự ở lại, còn đối với nhà tuyển dụng đây là cuộc chiến giành nhân tài. Sau khoảng thời gian mệt mỏi, chán chường và thay đổi quan điểm, những người đang phải lặp lại công việc mà họ đã làm trong suốt 365 ngày cảm thấy có động lực hơn để họ tiến đến cuộc nói chuyện với sếp.
Mary làm nhân viên biên tập nội dung tại New Jersey đã bắt đầu chuyển sang hình thức làm việc từ xa (WFH) từ tháng 1 cho đến tháng 7. Cuộc khủng hoảng đại dịch khiến cô nhận ra WFH mang đến cho cô nhiều sự thuận tiện ngay chính tại chiếc bàn làm việc giữa nhà: không có sự di chuyển, không phải tăng ca trong kì nghỉ lễ, không email sau giờ làm và có thể hiện diện trực tuyến dù ở bất cứ đâu,…mà nếu bạn không đòi hỏi, bạn sẽ không nhận được.
Tất nhiên, việc dùng offer mới để đàm phán với sếp cũng đi kèm những rủi ro nhất định. Nhiều ông chủ hay gọi đây là trò tháu cáy. Vài năm trước, Mary từng đến gặp người quản lý của mình chỉ với yêu cầu được làm việc linh hoạt bên ngoài văn phòng. Dù không thực sự đòi hỏi được thăng chức hay tăng lương, cô vẫn bị từ chối. Kết quả là sau đó vài tháng, Mary đã chọn nhảy việc ở một công ty mới.
Những gì bạn nên làm khi nhận được offer mới từ công ty khác?
Dùng offer để đàm phán với sếp không phải là một chiêu trò mà bạn có thể dùng lại nhiều lần. Hãy đánh giá toàn bộ các khả năng có thể xảy đến và chuẩn bị tinh thần nghỉ việc nếu không đạt được thỏa thuận. Việc lựa chọn thái độ phù hợp cũng quyết định rất lớn đến khả năng đi hay ở của bạn. An toàn nhất, tôi đề xuất bạn hãy thể hiện thái độ cân nhắc của mình, làm cho sếp thấy rằng bạn đang cân nhắc chứ không phải là một tối hậu thư từ bạn. Hãy giải thích rằng nhà tuyển dụng kia đã liên lạc và bạn tỏ ra ngạc nhiên khi họ đề xuất một mức thù lao hào phóng, nhưng đồng thời bạn không muốn mình phải từ bỏ quá nhiều những gì ở hiện tại.
Nếu thật sự muốn tiếp tục ở lại, bạn hãy thẳng thắn nói ra, đừng cảm thấy bị gò bó bởi những gì mà công ty kia đề nghị cho bạn. Và đừng quên dẫn chứng điều khiến bạn thích khi làm việc tại đây là gì, đó có thể là khả năng làm việc linh hoạt trong khi nhà tuyển dụng kia muốn bạn làm việc tại văn phòng, tinh thần hợp tác giữa các đồng nghiệp,…Một lời đề nghị luôn có tác dụng mạnh mẽ nhất khi được nói ra trực tiếp. Tại sao bạn không hẹn sếp của mình ở một góc café bên ngoài văn phòng làm việc để cùng trao đổi, giãi bày những suy nghĩ của mình? Bạn biết đấy, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giao tiếp mặt đối mặt có hiệu quả gấp 34 lần so với giao tiếp qua email. [xem bản tiếng Việt]
Không phải lúc nào nhận được offer mới bạn cũng thông báo ngay cho cấp trên. Nếu mức tăng đãi ngộ của nhà tuyển dụng khác ít hơn 10%, hầu hết người lao động chọn từ chối “offer” và tiếp tục ở lại công ty hiện tại. Khi bạn nói với sếp mình có một lời đề nghị công việc từ bên khác, nó giống như một “ngòi nổi hạt nhân” vậy. Thông thường các ông chủ ít nhiều sẽ có cảm giác bị phản bội. Ở một khía cạnh khác, các offer chính là lời cảnh tỉnh để các ông chủ điều chỉnh lại chính sách giữ chân nhân viên của mình.
Dưới đây là một dẫn chứng cụ thể: Katalina Reynold làm công việc điều hành an ninh tại bang Atlanta trong một lần nghỉ giữa giờ, cô đã tâm sự về vấn đề tiền lương với nhóm đồng nghiệp của mình. “Tôi nhận được sự đồng tình của hầu hết trong số đó. Một lát sau, 2 trong số họ đã kéo tôi ra một góc và tiết lộ rằng họ được trả mức lương cao hơn của tôi khoảng 20%”. Khi nhận được một offer từ công ty khác, Katalina ngay lập tức đề cập với sếp của mình về việc cô muốn ở lại làm việc với điều kiện mức lương được trả ngang bằng với những ngời khác. Và cô ấy đã nhận được khoản tăng lương 20% đó.
Trường hợp khác, offer lại trở thành cái cớ để ra đi. Angela Vega là nhân viên Marketing tại Austin với thu nhập khoảng 78.000 USD ở một công ty tài chính. Khi nhận được offer 100.000 USD từ công ty khác, Angela lập tức phân tích: Nếu sếp của cô đồng ý tăng lương, cô cũng không thể thoải mái trong công việc. Họ bằng mặt nhưng không bằng lòng đối với cô hoặc tăng trách nhiệm lên mức họ cho rằng xứng đáng với khoản tiền trả thêm. Ngược lại, nếu sếp của cô cho rằng cô xứng đáng với mức lương đó, tại sao họ không đưa ra đề nghị cho cô trước đó. Những phân tích này đã thúc đẩy Angela nghỉ việc dù cô cũng yêu thích công ty này không kém.
Tận dụng “đòn bẩy” offer như thế nào để thành công?
Dưới đây là 4 gợi ý về thời điểm và cách thức để thông báo với sếp của bạn về lời mời nhận việc từ công ty khác
Có sơ sở hợp lý: Chắc chắn rồi! “Offer” mang đến cho bạn đòn bẩy tuyệt vời. Nhưng nếu bạn nghiêm túc về khả năng ở lại, bạn cần đưa ra những lý do họ nên đáp ứng những gì bạn muốn. Nếu bạn đang cố gắng đàm phán để được làm việc từ xa, hãy chú ý rằng làm việc tại nhà trong suốt đại dịch đã nâng cao hiệu suất của bạn ra sao. Những nghiên cứu trong quá khứ cũng nói rằng phụ nữ thường nhận về phần thua nhiều hơn trong quá trình đàm phán, có thể tạo hóa ban tặng cho họ thuộc tính dễ mềm lòng, thích sự ổn định, họ rất cần một công việc chi trả cho các hóa đơn và chăm sóc con cái,…vì thế hãy sử dụng lý trí nhiều hơn để chống lại điều đó.
Luôn đơn giản: Không phải người sếp nào cũng có khả năng thay đổi bảng lương của bạn. Nếu ông ấy phải gửi yêu cầu của bạn lên các cấp tiếp theo, hãy giữ cho những luận điểm của bạn thật hấp dẫn và súc tích. Bởi càng qua nhiều người, những lý lẽ của bạn dễ bị biến dạng theo chiều hướng xấu đi.
Chú ý đến thời gian: Lý tưởng nhất là đề xuất tăng lương sau 6 tháng kể từ quy trình đánh giá hiệu suất hàng năm của công ty. Thời gian quá gần sẽ khiến sếp khó đánh giá được kết quả công việc của bạn để đề xuất với cấp trên, bạn không có được mức tăng như mong muốn.
Hãy nhìn rộng ra nhiều chút: Cuộc nói chuyện với sếp về offer mới có thể giúp bạn nhận được một đãi ngộ tốt hơn ở công ty hiện tại. Đôi khi bạn sẽ không nhận được sự đồng ý cho những yêu cầu của mình, nhưng ít nhất cuộc trao đổi thẳng thắn với sếp sẽ mở ra cho bạn những cơ hội thăng tiến sự nghiệp tốt hơn về sau.
Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để trả lời “bạn có đang phỏng vấn với công ty khác?” trong buổi phỏng vấn