Các công ty tốt nhất được tạo thành từ những nhóm làm việc tuyệt vời. Ngay cả một công ty có đầy đủ các thành viên và vị trí sẽ không thành công nếu những cá nhân trong nhóm đó không kết hợp làm việc nhóm hiệu quả với nhau.
Đó là lý do tại sao không lâu trước đây, Google đã đặt ra mục tiêu phải nghiên cứu kết hợp để tạo nên những nhóm làm việc hiệu quả, thành công. Kế hoạch nghiên cứu này được Google đặt tên là Dự án Aristotle.
Để xác định được hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí đánh giá bao gồm số liệu định tính và định lượng. Họ đã phân tích hàng chục nhóm làm việc khác nhau và phỏng vấn hàng trăm Giám đốc điều hành, các Leaders và các nhân viên trong nhóm.
Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một nhóm làm việc:
1. Khả năng điều hành của nhóm
2. Đánh giá về trưởng nhóm
3. Đánh giá về các thành viên trong nhóm
4. Hiệu suất làm việc từng quý
Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng điều thực sự quan trọng chủ yếu ở cách làm việc nhóm của mọi người.
Điều quan trọng nhất: Sự tin tưởng
Vậy yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào tính hiệu quả của nhóm đó là gì ?
Đó là cảm giác an toàn. Nói một cách đơn giản, an toàn về tâm lý đề cập đến nhận thức của một cá nhân về các rủi ro, và phản ứng của đồng đổi khi phải chịu đựng những rủi ro đó.
Google đã mô tả tính chất này như sau: Trong một nhóm làm việc có tâm lý an toàn cao, đồng nghiệp cảm thấy an toàn khi chấp nhận rủi ro xung quanh. Họ cảm thấy tự tin rằng không một ai trong nhóm sẽ xấu hổ hoặc trừng phạt bất cứ ai khác vì đã thừa nhận sai lầm, đặt câu hỏi hoặc đưa ra một ý tưởng mới. Nói cách khác, team đó đã làm việc hiệu quả nhờ vào niềm tin.
Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc xây dựng sự tin tưởng giữa các thành viên trong nhóm không phải là một công việc dễ dàng. Ví dụ, một nhóm chỉ có năm người mang theo những quan điểm, phong cách làm việc và ý tưởng khác nhau thì làm thế nào họ có thể hoàn thành được công việc?
Dưới đây là sơ lược về một số hành động có thể giúp bạn xây dựng sự tin tưởng vào các nhóm của mình:
Lắng nghe trước
Để xây dựng lòng tin, bạn phải tôn trọng cách nghĩ và cảm nhận của người khác. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải lắng nghe trước.
Khi bạn thường xuyên và khéo léo lắng nghe người khác, bạn luôn đặt mình trong tình thế của họ, tìm hiểu thế giới của họ và cho bạn thấy giá trị kinh nghiệm của họ. Lắng nghe người khác bao gồm việc đặt câu hỏi, cùng với nỗ lực tập trung để hiểu câu trả lời của đồng nghiệp nhưng không phải là phán xét. Cẩn thận lắng nghe giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu và cách giao tiếp của từng thành viên trong nhóm.
Ngoài ra, bạn cho họ hiểu một thông điệp ngầm rằng những gì quan trọng đối với họ là quan trọng với bạn.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- 6 điều khác biệt chỉ có ở các nhà lãnh đạo tuyệt vời
- Đây là TOP 10 nơi làm việc tốt nhất trong năm 2018 – Phần2
- Tiết lộ 8 bí mật tạo nên thành công của Elon Musk
- 10 dấu hiệu nhận biết bạn đang ở môi trường làm việc hạnh phúc
Thể hiện lòng cảm thông
Ngoài việc lắng nghe, hãy cố gắng hết sức để hiểu các thành viên đồng nghiệp và quan điểm của họ. Đây được gọi là thấu cảm nhận thức.
Nhưng bạn cũng sẽ được hưởng lợi từ việc thể hiện sự cảm thông cảm xúc. Điều này có nghĩa là cố gắng chia sẻ cảm giác của người khác.
Ví dụ, nếu đồng nghiệp chia sẻ với bạn về những bức xúc của mình, bạn có thể nghĩ: “Ồ, đó không phải là vấn đề lớn. Tôi đã giải quyết điều đó trước đây.” Khi điều này xảy ra, hãy nghĩ đến thời điểm bạn cảm thấy căng thẳng hoặc bị choáng ngợp, và rút ra kinh nghiệm giúp đồng nghiệp.
Nói sự thật
Tính xác thực tạo ra lòng tin. Hãy luôn luôn nói sự thật, giúp cho mọi người nhận ra rằng tuy họ không hoàn hảo nhưng họ sẵn sàng chỉ ra sai sót đó của mình vì họ biết mọi người luôn ủng hộ họ.
Hãy giúp đỡ
Một trong những cách nhanh nhất để đạt được lòng tin của một ai đó là giúp đỡ người đó. Hãy suy nghĩ về vị Sếp yêu thích của bạn, tốt nghiệp trường nào, với loại bằng cấp nào và thành tích trước đây của Sếp bạn, tất cả từ trước đều không có mối liên quan gì tới bạn. Nhưng làm thế nào mà Sếp của bạn lại sẵn sàng dành thời gian ra khỏi lịch trình bận rộn để lắng nghe, giúp đỡ hoặc trực tiếp hướng dẫn bạn làm việc.
Hãy trợ giúp đồng nghiệp bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào bạn có thể.
Không đồng ý và cam kết
Như Jeff Bezos, Giám đốc điều hành của Amazon giải thích “không đồng ý và cam kết” không có nghĩa là “nhóm của bạn đã sai và họ không làm được việc”, điều này sẽ ngăn cản sự hỗ trợ thực sự từ bạn. Thay vào đó, bạn vẫn cam kết đi cùng nhóm tới cuối cùng của dự án, ngay cả khi bạn không đồng ý.
Tất nhiên, trước khi bạn đạt được đến giai đoạn đó, bạn sẽ có thể giai thích vị trí của bạn, và nhóm nên cân nhắc hợp lý những mối quan tâm của bạn.
Nhưng nếu bạn quyết định không đồng ý và cam kết, thì bạn sẽ không cố gắng phá dự án dù trực tiếp hay gián tiếp. Bằng cách tin tưởng tới cuối cùng, bạn cho họ chỗ để thử nghiệm và phát triển, và các thành viên còn lại sẽ có được sự tự tin.
Khiêm tốn
Là một người khiêm tốn không có nghĩa là bạn không bao giờ đứng lên đưa ra quan điểm hay ý kiến riêng của mình. Thay vào đó, nó có nghĩa là thừa nhận rằng bạn không biết tất cả mọi thứ – và rằng bạn sẵn sàng học hỏi từ người khác.
Nó cũng có nghĩa là sẵn sàng nói những lời khó nói nhất khi cần thiết: Tôi xin lỗi.
Hãy minh bạch
Không có gì tồi tệ hơn cảm giác rằng các nhà lãnh đạo luôn luôn giấu diếm một thứ gì đó, ngại chỉ bảo trainning cho nhân viên chưa có kinh nghiệm, hoặc thậm chí tệ hơn, rằng họ đang giữ bí mật.
Đảm bảo tầm nhìn, ý định và phương pháp của bạn rõ ràng đối với tất cả mọi người trong nhóm của bạn – và rằng họ có quyền truy cập thông tin họ cần để làm việc tốt nhất.
Khen ngợi chân thành và cụ thể
Khi bạn khen ngợi và khen ngợi người khác, bạn đáp ứng một nhu cầu cơ bản của con người. Khi đồng nghiệp của bạn nhận thấy rằng bạn đánh giá cao nỗ lực của họ, họ luôn có động cơ để làm nhiều hơn. Cụ thể hơn, tốt hơn: Nói với họ những gì bạn đánh giá cao, và tại sao.
Và hãy nhớ, mọi người đều xứng đáng được khen ngợi về điều gì đó họ làm tốt. Bằng cách học cách xác định, công nhận và khen ngợi những tài năng đó, bạn sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhất cho nhóm của mình.
Theo www.inc.com