Mọi cuộc vui nào rồi cũng tàn. Trong công việc cũng vậy, dẫu cho bạn và các thành viên khác đã từng hợp tác rất ăn ý, vẫn sẽ có lúc bạn phải nói lời chia tay với đồng nghiệp của mình để bước đi trên con đường khác.
Trong một số trường hợp bạn nghỉ việc vì nhiều bất đồng với sếp hoặc đồng nghiệp, cuộc chia tay của bạn có thể sẽ không mấy vui vẻ. Tuy nhiên, dù trong tình huống nào bạn cũng không thể bỏ qua các quy tắc ứng xử lịch sự đối với công ty cũ. Để lại ấn tượng tốt sau khi chia tay là điều rất cần thiết. Có thể bạn sẽ nhận được một lời khen ngợi từ sếp cũ với nhà tuyển dụng mới, hoặc nhận được một lời giới thiệu việc làm ở công ty mới từ chính đồng nghiệp cũ,…Mọi điều bất ngờ đều có thể xảy ra trên đời, vì thế quá trình chia tay đồng nghiệp của bạn nhất định phải diễn ra êm đẹp.

Thế nào là một quy trình nghỉ việc chuyên nghiệp?
Văn hóa nghỉ việc từ lâu đã trở thành mối quan tâm của những người đi làm. Văn hóa nghỉ việc phải được bắt đầu từ một quy trình nghỉ việc chuyên nghiệp, tôn trọng quy định từ phía công ty đưa ra. Tất nhiên, làm đúng quy trình nghỉ việc còn giúp bạn bảo toàn các quyền lợi trước khi rời đi.
Dưới đây là gợi ý một quy trình nghỉ việc chuyên nghiệp thường áp dụng ở hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam.
1. Viết đơn xin nghỉ việc
Đơn xin nghỉ việc được xem là bước gửi thông báo đầu tiên của bạn đến người quản lý và bộ phận nhân sự. Mẫu đơn xin nghỉ việc có thể lấy từ các nguồn trên Google hoặc từ phòng hành chính nhân sự của công ty bạn.
Mặt khác, bạn cần nắm rõ quy định của Luật Lao động về thời gian nghỉ việc để có kế hoạch chia tay đồng nghiệp cụ thể hơn:
- Đối với hợp đồng thử việc 1 tháng, cần báo trước 3 ngày; 2 tháng cần báo trước 7 ngày.
- Đối với hợp đồng có thời hạn 1 – 3 năm, thời hạn báo trước là 30 ngày.
- Đối với hợp đồng vô thời hạn, cần báo trước 45 ngày.
2. Chuyển đơn lên quản lý xem xét
Sau khi viết đơn xin nghỉ việc, bạn sẽ gửi đơn này cho người lý trực tiếp của bạn, nếu không có, bạn có thể gửi cho trưởng bộ phận xem xét và duyệt đơn.
Đối với những nhân viên ở các bộ phận có cấp tổ trưởng, trước khi quản lý xác nhận, bạn phải chuyển đơn này qua cấp tổ trưởng xác nhận.
Ngoài ra, nếu bạn đang ở vị trí cấp quản lý, nhân viên do giám đốc trực tiếp quản lý, bạn sẽ chuyển trực tiếp đơn nghỉ việc của mình cho phòng nhân sự.
3. Chuyển đơn lên phòng nhân sự
Tiếp theo sau khi đơn được xét duyệt bởi quản lý, bạn chuyển đơn lên phòng nhân sự để nhận xác nhận và gửi lên cho giám đốc phê duyệt. Ở bước này, phòng nhân sự có thể xem xét và trao đổi thêm với quản lý để xác định tâm tư nguyện vọng của người xin nghỉ.
4. Thanh lý hợp đồng
Khi đơn nghỉ việc của bạn đã được thông qua, bạn cần tiến hành thanh lý hợp đồng, bao gồm: Tiếp tục hoàn tất các công việc cần thực hiện; Bàn giao các dự án, nhiệm vụ đang theo dõi dở dang cho người kế nhiệm; Kiểm tra và bàn giao toàn bộ phần tài sản thuộc về công ty (hợp đồng, văn kiện, trang thiết bị, văn phòng phẩm,…).
5. Thanh toán các chế độ còn lại
Bước cuối cùng, phòng hành chính nhân sự, kế toán và quản lý sẽ phối hợp để đối chiếu các quyền lợi bạn sẽ được nhận và thực hiện các khoản thanh toán lương, phụ cấp, thưởng nếu có.
Bà Marie Mclntyre đã chia sẻ trong cuốn sách “Bí mật để chiến thắng tại văn phòng” do chính mình viết: “Người ta vẫn nói rằng bạn có thể đánh giá phẩm chất thực sự của một người qua cách họ thôi việc. Ngay cả khi bạn sung sướng đến phát cuồng khi được thoát khỏi công việc cũ, hãy cẩn thận chuyển giao công việc cho người kế nhiệm và chia tay với đồng nghiệp một cách thân thiện, vui vẻ.” Do đó, hãy chú ý đến thái độ của mình trong những ngày làm việc cuối cùng tại văn phòng!
9 điều bạn nên làm trước khi chia tay đồng nghiệp

1. Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ
Chắc hẳn bạn không muốn sau khi rời đi vẫn bị gọi lên công ty để xử lý những công việc mà bạn bỏ dở chứ? Vì thế, hãy tận dụng tuần làm việc cuối cùng để hoàn thành mọi thứ, mặc dù tâm trí bạn lúc này có thể đã phiêu du cùng những kế hoạch mới.
Loại bỏ ngay tư tưởng “trước sau gì cũng nghỉ” ra khỏi đầu, đừng đi làm muộn, ăn mặc sai quy định,…Hãy nhớ rằng một ngày còn làm việc, bạn vẫn đang là nhân viên chính thức của công ty. Vì thế, đừng để những ngày làm việc cuối cùng khiến hình tượng tốt đẹp mà bạn xây dựng trong suốt thời gian ở công ty sụp đổ.
2. Bàn giao các dự án có trách nhiệm
Khi bạn nghỉ việc, công ty sẽ phải tìm người thay thế mới. Vậy làm thế nào để họ có thể vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu khi tiếp nhận chúng? Có thể bạn sẽ rất bận rộn khi phải chạy đi chạy lại giải quyết các vấn đề công việc, tuy nhiên hãy dành chút thời gian để trực tiếp cầm tay chỉ việc cho người mới. Một mặt, việc bàn giao kỹ càng sẽ giúp đảm bảo dự án bạn từng tham gia không bị gián đoạn hiệu quả. Mặt khác, đây cũng là dịp để bạn trau dồi lại các kinh nghiệm, kỹ năng đã có, từ đó giúp bạn tự tin hơn khi đón nhận cơ hội mới.
Lời khuyên cho bạn là hãy viết mô tả chi tiết và soạn sẵn các trường hợp phát sinh có thể gặp trong dự án. Người kế nhiệm của bạn sẽ có tài liệu tham khảo khi cần thiết, không phải làm phiền đến bạn sau khi đã rời công ty.
3. Viết email chia tay
Việc bạn rời đi, team bạn chắc chắn biết nhưng các phòng ban khác thì có thể không. Họ có thể là những người có ít liên quan đến dự án bạn đã làm, hoặc chỉ tham gia hỗ trợ bạn ở những giai đoạn nhỏ. Vì thế, email chia tay sẽ như một lời thông báo chia tay chính thức. Dĩ nhiên, thư chia tay đồng nghiệp của bạn hãy nên chỉ chứa những lời chúc đẹp đẽ, cảm ơn và khen ngợi một ai đó nếu muốn.
4. Yêu cầu tham chiếu công việc
Đây là một quyền lợi hợp pháp mà bất cứ người lao động nào cũng đừng nên bỏ qua. Trong trường hợp công ty mới của bạn sẽ gọi điện xác nhận với sếp cũ, một vài lời khen từ sếp sẽ giúp cơ hội làm việc của bạn thêm rộng mở. Hoặc tốt nhất, bạn có thể nhấn mạnh vào một bản đánh giá hiệu suất chi tiết từ cấp trên như một tờ giấy chứng nhận năng lực.
5. Trả lại tài sản công ty
Công đoạn bàn giao khá mất thời gian, vì thế chúng tôi khuyên bạn nên phân loại sẵn tài liệu và lưu thành từng thư mục rõ ràng, chi tiết. Sau đó, sắp xếp một cuộc hẹn để bàn giao lại máy tính, dữ liệu, điện thoại, văn phòng phẩm,…để không bị dồn ép về thời gian.
Một người bạn của tôi trước khi chia tay đồng nghiệp đã kịp bàn giao tài sản cho công ty. Không những thế, cô ấy còn cẩn thận phân loại văn bản dữ liệu của các bộ phận có liên quan và gửi về email của người quản lý các phòng ban đó. Kết quả là sau khi rời đi, cô ấy đã nhận được sự tiếc nuối của rất nhiều đồng nghiệp kèm lời giới thiệu đến các công ty mới làm việc.
6. Thực hiện các yêu cầu tài chính
Tiền bạc luôn cần sự phân minh. Hãy liên hệ phòng hành chính nhân sự và kế toán để đối chiếu các kết quả tài chính. Đừng bỏ quên các quyền lợi của bạn như tiền thưởng từ dự án trước đó, thanh lý các ngày nghỉ phép còn thừa,…Và thời gian bạn sẽ nhận được các khoản thanh toán là điều quan trọng.
7. Nói lời tạm biệt với những đồng nghiệp bạn yêu thích
Còn gì tuyệt vời hơn khi có đồng nghiệp “hợp cạ” ở nơi làm việc. Trong một vài tuần đầu tiên rời công ty, họ chắc chắn là những người bạn sẽ nghĩ về thường xuyên nhất. Vì thế, đừng bỏ lỡ một lời chia tay thích hợp với họ, dành chút thời gian trò chuyện vui vẻ và cám ơn vì những sự giúp đỡ bạn đã nhận được.
8. Chuẩn bị một bữa tiệc chia tay đồng nghiệp ấm cúng
Đã đến lúc bạn cần kết thúc cuôc chia tay của mình thật vui vẻ và đáng nhớ. “Save the best for last”, vì thế hãy mang theo những điều tốt đẹp mà bạn đã trải nghiệm trên hành trình xa hơn của mình. Một bữa tiệc ấm cúng sẽ cho bạn những cảm xúc tuyệt vời, một vài lời chúc chân thành từ đồng nghiệp và cả những lời khuyên đáng giá nhất từ sếp. Chúng không tự nhiên diễn ra mà chỉ có thể phát sinh từ trong một hoàn cảnh đầy cảm xúc như vậy.
9. Viết review/nhận xét trên haymora.com
Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng đến trải nghiệm nhân viên và đưa chúng vào bộ tiêu chí giúp làm tăng sự gắn kết với công ty, nhiều nhà tuyển dụng đã tổ chức các cuộc thảo luận cuối cùng với những nhân viên sắp nghỉ việc. Mặc dù bạn sẽ rời đi, tuy nhiên những phản hồi chân thành của bạn sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện các chính sách đãi ngộ của họ tốt hơn và thu hút nhiều ứng viên hơn.
Hoặc nếu những cuộc trò chuyện như vậy không diễn ra, bạn vẫn nên tự hỏi bản thân xem những trải nghiệm nào là tốt đẹp và chỗ cần cải thiện. Chắc hẳn bạn không muốn lặp lại những sai lầm ở môi trường làm việc trước chứ!
Trên haymora.com, bạn có thể ẩn danh gửi review về công ty (cũ hoặc đang làm việc) của mình để góp phần tạo ra sự minh bạch trong thế giới việc làm. Chẳng hạn: Bạn phải nghỉ việc vì không nhân được bất kì cơ hội thăng tiến nào? Công ty của bạn luôn đối xử công bằng, bạn đã học hỏi được nhiều điều nhưng các chính sách trả lương chưa thực sự hợp lý?…Sau đó, đừng quên chia sẻ những gì bạn cho là công ty cần cải thiện nhé.
Đc đấy