Còn gì có thể bất ngờ hơn việc sếp của bạn nghỉ việc trong thời gian tới? Bạn phải bình tĩnh chấp nhận rằng sếp của bạn sẽ không còn là sếp của bạn nữa. Bất kể sếp của bạn vì sao rời đi và bằng cách nào, bạn sẽ phải chỉnh đốn bản thân và đảm bảo rằng cho dù điều gì có xảy ra, bạn luôn sẵn sàng để vươn đến thành công.
Để giúp bạn làm được điều đó, chúng tôi đã tổng hợp 6 điều bạn nên làm khi sếp nghỉ việc.
1. Giữ bình tĩnh
Khi sếp của bạn thông báo họ sắp rời công ty, điều này có thể khiến bạn nảy sinh một vài suy nghĩ hay kịch bản khác nhau. Nhưng nếu có thể, hãy tìm hiểu một chút về lý do vì sao sếp nghỉ việc. Nó có thể là các lý do cá nhân (như một thành viên trong gia đình đau ốm) hoặc một cơ hội nghề nghiệp tuyệt vời khác.
Tuy nhiên, sự chia tay đột ngột của cấp trên không có nghĩa công ty hoạt động không hiệu quả và bạn có nguy cơ phải ra đi theo sếp của mình. Điều bạn nên làm là bình tĩnh quan sát và tìm hiểu xem tiếp theo nên làm gì. Tốt hơn, bạn có thể hỏi xem bạn có thể giúp đỡ gì trong quá trình sếp bàn giao.
2. Giữ vững phong độ như ban đầu
Khó có thể phủ nhận, việc một người từng lãnh đạo, dẫn dắt nhóm phát triển sắp ra đi sẽ gây ảnh hưởng tâm lý đến các thành viên. Nhưng không có nghĩa là hiệu suất công việc của bạn được phép giảm sút. Khi một vị lãnh đạo ra đi sẽ có người thay thế mới cho vị trí đó, vì thế hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ để bạn có thể tạo ra ấn tượng tích cực đầu tiên với họ.
Dù sếp bạn nghỉ việc, mọi thứ vẫn sẽ hoạt động như bình thường trong suốt quá trình chuyển đổi. Do đó, duy trì hiện trang như ban đầu giúp bạn tập trung vào thành tích bản thân và công việc của mình hơn, chứ không phải người sếp nghỉ việc kia. Đồng thời, người sếp mới cũng sẽ đánh giá cao năng lực kiểm soát công việc tốt của bạn.
3. Hãy chuyên nghiệp
Cho dù bạn yêu thích hay ghét bỏ sếp của mình, hãy cứ giữ im lặng cho đến khi có thông báo chính thức về việc sếp nghỉ việc. Mọi tin đồn sẽ chỉ là tin đồn cho đến khi chúng có văn bản thông báo rõ ràng. Không thể phủ nhận đây có thể là một tin tức nóng hổi cho những “bà tám” công sở, tuy nhiên hãy cố gắng tránh xa những thị phi chốn văn phòng và chỉ tập trung chú ý vào nhiệm vụ công việc.
Các quản lý thậm chí có thể đọc được rằng bạn đang cố suy đoán về lý do họ ra đi. Điều này thực tế không có lợi ích gì cho công việc của bạn mà còn dễ khiến bạn vướng vào hiểu lầm không đáng có. Tốt hơn, bạn có thể bày tỏ một chút ngoại giao và quan tâm về sự chia tay của sếp trong những ngày làm việc cuối cùng.
4. Tìm hiểu các bước kế tiếp
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp sếp nghỉ việc, và sau đó nhân viên dưới trướng họ cũng ngay lập tức ra đi theo. Tuy nhiên, lời khuyên phù hợp nhất bạn cần phải làm ngay lúc này là tìm hiểu bước tiếp theo nên làm gì, bắt đầu từ các mấu chốt: công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng ra sao, tiềm năng từ việc cơ cấu lại phòng ban,…
Sếp của bạn có thể chia sẻ với bạn những gì mong đợi trong suốt quá trình chuyển đổi, chẳng hạn, có một vài cơ cấu lại trong nhóm. Nhưng không phải lúc nào cũng sẽ như vậy. Bởi vì đôi khi họ cũng không biết điều gì sẽ đến sau sự rời đi của họ.
Bất kể điều gì xảy ra, cứ ngồi đó và suy diễn tình hình sẽ chẳng giúp ích gì cho bạn. Nếu có một vài nghi vấn, bạn có thể tìm gặp bộ phận nhân sự để trao đổi. Hãy tiếp cận họ một cách bình tĩnh, chuyên nghiệp khi đề cập đến việc bạn không chắn chắn về bước tiếp theo và muốn có một chút hướng dẫn trong tình huống này. HR có thể cho bạn câu trả lời bạn cần, hoặc ít nhất họ có thể sắp xếp một cuộc trao đổi riêng với người phù hợp.
5. Hãy linh hoạt
Trong bất kỳ trường hợp nào, sự linh hoạt luôn là điểm cộng lớn cho bạn. Sếp nghỉ việc có thể khiến trách nhiệm của bạn và từng thành viên tăng thêm. Bạn có thể phải mất thêm thời gian để đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động mượt mà. Đồng nghiệp của bạn có thể gặp phải chút khó khăn với các dự án. Hoặc, bạn phải gánh thêm một phần khối lượng công việc mà sếp của bạn từng làm.
Hãy giúp đỡ các thành viên trong phạm vi có thể, tất nhiên là không được xâm lấn quyền hạn của người khác. Đây cũng có thể là tình huống có lợi cho bạn, khi đã vượt qua tất cả, phần thưởng sẽ tuyệt vời hơn nhiều.
6. Đừng ngại đưa ra sự giúp đỡ
Khi sếp cũ của bạn rời đi, bạn có thể báo cáo với người quản lý tạm thời, người đã được xác định sẽ là nhân viên của công ty. Bạn nên dành chút thời gian để kết nối với họ, cho họ biết chính xác trách nhiệm của bạn là gì, bạn đang thực hiện những dự án nào và bạn sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ nào trong thời gian chờ đợi đến khi mọi việc ổn định.