Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

“Văn hóa nhậu” của dân văn phòng – Làm sao để lúc nhậu hết mình lúc về không hết hồn?

by Nhung Nguyen
3 November, 2021
in Cân bằng công việc cuộc sống, Môi trường làm việc, Người lao động cần biết
Reading Time: 13 mins read
0
A A
3
"Văn hóa nhậu" dân văn phòng - Lúc đi hết mình lúc về không hết hồn
0
SHARES
3k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Dân văn phòng chúng ta có “thời điểm vàng” để nhảy việc,“thời điểm vàng” để đề xuất tăng lương, “thời điểm vàng” để thăng tiến,…Và bây giờ là “thời điểm vàng” để nhậu nhẹt. Ngộ nghĩnh thay, ăn nhậu cũng cần có thiên thời địa lợi nhân hòa, hay còn gọi là tạo ra một “văn hóa nhậu” của dân văn phòng.

Sau khi suy xét kỹ càng thì cuối năm (theo lịch âm) quả đúng là dịp thích hợp nhất. Bởi lẽ sau hơn 300 ngày chăm chỉ “cày cuốc”, bạn sẽ muốn bản thân được vui vẻ xả hơi một chút. Không chỉ với người Việt mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhậu chính là một trong những phương thức thư giãn được ưa chuộng. Trong đó, dân văn phòng cũng không ngoại lệ. Trung bình, một người đi làm sẽ trải qua nhiều cuộc ăn nhậu vì các lý do sau:

  • Công ty tổng kết cuối năm, mở tiệc tất niên cho nhân viên.
  • Nhóm bạn thân thời đại học họp mặt, chào từ biệt để lên đường về quê ăn Tết.
  • Duy trì các mối quan hệ xã hội như: Nhóm đồng nghiệp thân thiết từ công ty cũ, những khách hàng “ruột”,…
  • Nhậu chốt hợp đồng. Ghé đối tác thu hồi nợ cuối năm, vui vui cũng phải làm vài chén.
  • Ăn tất niên ở nhà họ hàng, người quen, hàng xóm,…
  • Các cuộc nhậu linh tinh với nhóm vào cuối tuần, nhậu theo thói quen, nhậu vì mai không phải cắp ô đi làm."Văn hóa nhậu" dân văn phòng - Lúc đi hết mình lúc về không hết hồn

Nói chung, nhậu đã trở thành nét văn hóa gắn liền của chúng ta. Bất kể vui, buồn hay rảnh rỗi.

Kịch bản ăn nhậu quen thuộc khiến dân văn phòng khổ sở

Phải thừa nhận, ngồi nhâm nhi chút men say, kể chuyện trên trời dưới đất với bạn bè thì vui thôi rồi. Nhưng vẫn có nhiều công dân văn phòng mẫu mực không ham thích nhậu nhẹt. Vì nhiều lý do như: Tổn hại sức khỏe, tốn kém thời gian và tiền bạc, tính cách hướng nội không thích giao thiệp nhiều…chưa kể còn gây phiền toái đến người khác. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không bàn sâu đến tác hại của bia rượu ở đây. Mà hãy tập trung vào một tình huống thực tế cũng éo le không kém của dân công sở.

1. Câu chuyện thực tế

Đi làm thì không tránh khỏi những thị phi, mệt mỏi, chuyện A, B, C… là đương nhiên. Nhưng không biết có trường hợp nào oái oăm như của mình không. Mình làm ở 1 công ty kinh doanh. Môi trường xung quanh toàn là sales, chủ yếu là các chị. Mình vào làm cũng gần được 1 năm ở mảng khác.

Công ty suốt ngày ăn uống, vui vẻ, đi chơi bời,… Ban đầu mình cũng hòa nhập vui vẻ. Nhưng sau càng ngày càng chán. Vì mình mảng khác, ko ăn theo doanh thu nên thu nhập không bằng mọi người. Mỗi lần mọi người ăn uống vị chi mất khoảng 200-300k/người. 1 tháng phải làm cho 4-5 bữa. Tháng nào nhận lương là cũng trừ mất tầm 700-900k để thanh toán tiền đi ăn uống. Nếu từ chối không đi thì sẽ bảo là: Sao ko hòa đồng với mọi người. Rồi nếu không đi thì bị tẩy chay và sẽ bị gây khó dễ trong công việc. (Mọi người sẽ mách lẻo với sếp này nọ,…).

Mặc dù lúc nào mọi người cũng nói câu: Ở cty này thoải mái ăn uống, vui vẻ. Mọi người thoải mái mà, vui vẻ mà nhưng mà mình thấy có lẽ vui vẻ chỉ dành cho họ. Những người (có vẻ) thân thiết với nhau và dư dả về tài chính. Qua chút dòng tâm sự đây thì mọi người cho mình xin vài phút than thở cũng như là cho mình lời khuyên từ chối nốt mấy ngày cuối năm. Vì có lẽ ra Tết mình cũng sẽ nghỉ ở đây. Chúc mọi người có 1 ngày cuối năm làm việc vui vẻ, hiệu quả.

"Văn hóa nhậu" dân văn phòng - Lúc đi hết mình lúc về không hết hồn

2. Không thích nhưng vẫn tham gia – Tại sao chúng ta lại chọn vui vẻ một cách miễn cưỡng?

Bạn thấy đấy, nói nhậu nhẹt là văn hóa nhưng không phải ai cũng thích thú với chuyện đi nhậu. Nhiều người khiên cưỡng đồng ý tham gia các cuộc tụ họp đôi khi chỉ vì cả nể mọi người xung quanh. Đã ngồi vào bàn, không cạn sạch ly hay chỉ uống nước ngọt/nước lọc cũng là không nể mặt nhau. Mà như vậy tình cảm ngoại giao lại bị sứt mẻ.

Nhiều người tham gia nâng ly vì sĩ diện bản thân. Sợ người khác đánh giá mình không có bản lĩnh. Anh Hải – Một nhân viên văn phòng tại công ty X chia sẻ, mình từng trở thành nạn nhân của những lời công kích, bỉ bai yếu đuối như phụ nữ chỉ vì từ chối thẳng lời mời đi nhậu. Rủ vài lần không đi, về sau, các đồng nghiệp biết ý tự động đặt anh bên ngoài những cuộc vui. Không rủ rê nhậu nhẹt mà trong công ty cũng ít nói chuyện với anh hơn trước.

Đỉnh cao của sự miễn cưỡng trên bàn nhậu mà dân văn phòng không ai dám chối từ đó là nhậu vì hợp đồng. Văn hóa nhậu của dân văn phòng  Việt Nam là thích làm việc trên bàn nhậu. Nhiều khi uống nhiệt tình, đối tác mới thích, mới chịu ký kết. Do vậy, các nhân viên cứ ra sức ngồi vào bàn “chén chú chén anh”, bất kể tửu lượng của mình tới đâu. Bởi chúng ta thường hay hô to “cạn ly”, chứ đâu ai hô “nhấp môi”!

Dạo quanh văn hóa “nhậu” của dân văn phòng các nước Châu Á

"Văn hóa nhậu" dân văn phòng - Lúc đi hết mình lúc về không hết hồn

Không riêng gì Việt Nam, dân văn phòng ở các nước trên thế giới cũng ưa chuộng văn hóa nhậu nhẹt không kém.

1. Nhật Bản – Chuyện đi nhậu xây dựng mối quan hệ

Sự thật là dân văn phòng Nhật Bản rất thích nhậu nhẹt sau những giờ làm việc căng thẳng. Và “Enkai” chính là thuật ngữ khá nổi tiếng để ám chỉ việc đi nhậu ở đất nước này. Không đơn thuần chỉ là đi nhậu cho vui, Người Nhật đã khéo léo đưa “Enkai” lên một tầm cao mới. Như một cách để thắt chặt tình cảm với những đồng nghiệp xung quanh mình.

Tại sao lại như vậy?

Chúng ta đều biết người Nhật nổi tiếng là một trong những quốc gia có cường độ làm việc cao nhất thế giới. Một ngày làm việc của họ có thể kéo dài 10 – 12 tiếng. Ngoài bàn làm việc, người Nhật hầu như ít có cơ hội kết nối xung quanh. Do đó, những buổi nhậu sẽ là cơ hội tốt để họ tìm hiểu sâu về đồng nghiệp của mình, nếu không muốn công việc cũng bị ảnh hưởng theo.

Ngoài ra, người tham gia Enkai có thể nói rõ ngay từ đầu nếu “đô” của họ không cao. Và chuyện ép uổng trên bàn nhậu cũng sẽ không xảy ra. Thay vì không uống được, họ sẽ chủ động, cởi mở trong câu chuyện và rót rượu cho đối phương để xây dựng mối quan hệ.

2. Hàn Quốc – Nhậu cuồng nhiệt xếp hạng hàng đầu Châu Á

Bạn có thể kiểm chứng mức độ “khủng” trong văn hóa ẩm thực và nhậu nhẹt của người Hàn qua các video review ẩm thực Mukbang hoặc qua phim ảnh. Chuyện nhậu nhẹt của người Hàn không thể đùa được đâu. Vì thứ họ uống không đơn giản chỉ là rượu mạnh hay bia. Mà thường là pha trộn cả 2.

Cũng như Nhật Bản, dân văn phòng Hàn Quốc chuộng đi nhậu với đồng nghiệp sau giờ làm việc. Những người không biết nhậu cũng cố gắng tham gia. Vì càng từ chối lại giống như việc không nể mặt mũi ở Việt Nam. Dân văn phòng Hàn Quốc uống rất nhiệt tình đến say mềm. Họ có thể đi nhậu 2 – 3 tăng, từ bia, rượu ta cho đến rượu tây. Và một số hệ lụy tiêu cực đã xảy ra dẫn đến làn sóng kêu gọi tẩy chay mạnh mẽ ở quốc gia này vào năm 2018.

3. Thái Lan – dân văn phòng nói không với nhậu nhẹt lầy lội

“Nam vô tửu như kỳ vô phong” là quan điểm ăn nhậu của người Việt. Nhưng điều này lại không hề hiện hữu trong văn hóa nhậu của người Thái. Giới công nhân viên chức Thái Lan không có thói quen “xả hơi” sau ngày làm việc. Họ chỉ nhậu vào cuối tuần hoặc vào các dịp lễ hội. Người không uống được rượu bia cũng được tôn trọng, không lo lắng về vấn đề cả nể ai.

Một điều đặc biệt là tín ngưỡng tôn giáo của người Thái cũng góp phần quan trọng vào thói quen này. Việc họ ít sử dụng bia rượu vừa là sở thích cá nhân vừa vì rượu bia cũng là những điều cấm kỵ trong Phật giáo

Nhậu nhiều, tiền lương không làm tiền lương của bạn tăng lên nhưng chắc chắn tiền viện phí sẽ tăng.

Khi nhậu trở thành một kỹ năng mềm – Khéo ứng xử thì bên nào cũng vui

Nói như vậy không phải là bài xích vấn đề nhậu nhẹt. Nhìn nhận sự thật, chúng ta đều hiểu chuyện đi nhậu giúp giới văn phòng Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung mở rộng giao tiếp và công việc. Nếu không thể tránh khỏi, tại sao bạn không biến nó thành một kỹ năng mềm để những cuộc vui trở nên văn minh hơn bằng cách:

1. Nhân quyền trên bàn nhậu

Ép uống quả là một vấn đề nan giải trong các cuộc vui. Trong môi trường công ty, những nhân viên nhỏ tuổi hoặc nhân viên mới thường được anh chị đồng nghiệp chúc tụng. Thực ra điều đó không hề vui chút nào! Nói thẳng ra là áp lực của người được chúc. Bởi họ thực sự đã lường trước được tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng vì không muốn bị mang tiếng “chảnh chọe”, làm mất hứng của mọi người mà vẫn miễn cưỡng cầm ly.

Những câu trêu đùa “nhập gia tùy tục”, “không biết nể mặt” trong trường hợp này tuyệt đối không nên nói ra. Hãy giữ cho mỗi chúng ta quyền được từ chối của con người trong những cuộc vui quá trớn.

2. Nhậu văn minh là chừa cho người khác lối về

Không chỉ chúc tụng nhau, giới văn phòng Việt có thói quen cứ hễ cầm ly lên là phải uống cạn, phải 100% mới oách. Đi trễ, về sớm cũng phải nhận phạt vài ly. Càng uống giỏi, người xung quanh càng hô to tán thưởng. Cứ thế, khi đã vượt quá giới hạn, bạn chỉ có đổ gục tại chỗ. Ai muốn làm gì cũng được.

Thói quen này có thể thay đổi một chút. Hãy mời người khác tham gia với một tâm thế thật thoải mái và tôn trọng sự lựa chọn của họ. Cạn chén hay nhấp môi tùy vào sức lực của mỗi người. Tình cảm là ở sự tham gia nhiệt tình chứ không phải đo bằng số ly bia bạn uống vào.

3. Dân văn phòng sống để nhậu chứ không phải nhậu để sống!

Quay lại một chút về câu chuyện thực tế ở đầu bài viết. Nhân vật chính trong câu chuyện đã phải kêu trời vì chi phí ăn nhậu ngốn chi phí không hề nhỏ. Có một sự thật bạn phải nhìn nhận thẳng vào nó: Nhậu nhiều, không làm tiền lương của bạn tăng lên nhưng chắc chắn tiền viện phí sẽ tăng.

Nhậu nhiều, tiền lương không làm tiền lương của bạn tăng lên nhưng chắc chắn tiền viện phí sẽ tăng.

Chúng ta đều phải tích lũy, phải ăn uống lành mạnh để có thể kéo dài thêm nhiều cuộc vui sau này. Chứ không phải ngày nào cũng bết nhè trong men rượu, đúng không? Chưa kể, vấn đề an toàn giao thông cũng hết sức quan trọng. Từ năm 2020, mức xử phạt đối với người tham gia phương tiện giao thông có sử dụng bia rượu đã tăng lên, cao nhất từ 18 – 40 triệu đồng và bị tước giấy phép lái xe từ 2 – 4 năm.

Chuyện nhậu nhẹt là điều xảy ra thường xuyên đối với người đi làm. Nếu không thể tránh khỏi, chúng ta có thể chọn cách “nhậu văn minh” để dĩ hòa không khí vui vẻ. Đồng thời giữ cho mình phong độ nhất định trong công việc cuộc sống.

Cuối cùng, bạn nghĩ gì về những quan điểm trên? hãy chia sẻ và đóng góp thêm ý kiến tại phần bình luận để bài viết được hoàn thiện hơn nhé!

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 3.9 / 5. Vote count: 8

No votes so far! Be the first to rate this post.

Previous Post

“Employee Engagement” – Hiểu đúng, hiểu đủ và những sự thật gây sốc đằng sau thuật ngữ này!

Next Post

[Tháng 12] 5 điều nhân viên muốn công ty mình cải thiện, dựa trên các review trên Haymora.com

Nhung Nguyen

RelatedPosts

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

6 November, 2023
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Làm thế nào để xây dựng thành công thương hiệu nhà tuyển dụng cùng Haymora

29 August, 2023
Japan and Ikigai

Ikigai là gì và nó thay đổi cuộc đời bạn như thế nào

1 December, 2022
Elon Musk

Sếp tốt và sếp tồi qua cách quản lý con người của Elon Musk

21 November, 2022
Bạn có thể làm gì để chống lại môi trường làm việc thù địch?

Bạn có thể làm gì để chống lại môi trường làm việc thù địch?

19 November, 2022
Có nên quay lại công ty cũ? Thực hành 8 bước này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn

Có nên quay lại công ty cũ? Thực hành 8 bước này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn

29 July, 2022
Next Post
5 điều nhân viên thật sự mong muốn công ty mình cải thiện

[Tháng 12] 5 điều nhân viên muốn công ty mình cải thiện, dựa trên các review trên Haymora.com

Comments 3

  1. Anonymous says:
    5 years ago

    Bài hay và rất thức thời 😉

    Reply
  2. Thiết bị M5s says:
    5 years ago

    Bài viết rất hữu ích

    Reply
  3. Anonymous says:
    2 years ago

    Bài viết rất hữu ích

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In