Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

Tất tần tật bạn cần biết về cuộc review lương cuối năm – Làm sao để được tăng lương?

by Nhung Nguyen
29 December, 2020
in Mức lương và quyền lợi, Người lao động cần biết
Reading Time: 16 mins read
0
A A
0
Tất tần tật bạn cần biết về cuộc review lương cuối năm
0
SHARES
5k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Khi bạn đã làm việc đủ chăm chỉ và đạt được một số kết quả khả quan hơn mong đợi. Quý cuối cùng của năm có lẽ là thời điểm thích hợp nhất để review lại công việc và xem xét một khoản tăng lương phù hợp nhằm ghi nhận những đóng góp đó. Ngoài chi trả cho những hóa đơn cần thiết của cuộc sống, tiền lương còn là dấu hiệu cho thấy những giá trị của bạn đối với tổ chức. Hầu hết các nhân viên đều cảm thấy bất bình, giảm sút tự tin đáng kể khi người quản lý cố tình lờ đi những thành tích và đánh giá thấp năng lực của họ.

Đàm phán tăng lương là một quá trình căng thẳng. Đây cũng là một trong những kỹ năng và nghệ thuật đòi hỏi người nhân viên cần phải khéo léo ứng xử, quyết định khi nào nên tiếp cận sếp đặt vấn đề? Yêu cầu tăng lương bao nhiêu? Và cần phải nói gì cho thuyết phục?

Vì vậy, trong bài viết này Haymora.com đã tham khảo ý kiến của một số chuyên gia làm việc tốt nhất trong doanh nghiệp, để đưa đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Tất tần tật bạn cần biết về cuộc review lương cuối năm

Tôi có nên yêu cầu tăng lương?

Nếu bạn tin rằng bạn xứng đáng được tăng lương, đừng lo sợ gì về vấn đề này. Thông thường, bạn phải là người có nhiều hơn 1 năm kinh nghiệm. Chuyên gia huấn luyện nghề nghiệp Corinne Mills của trung tâm Personal Career Management cho rằng: “Nhiều người phàn nàn về mức lương của họ nhưng chẳng làm gì cả. Nếu bạn muốn có nhiều tiền hơn, bạn cần phải chuẩn bị những bằng chứng kinh doanh và tiếp cận với người lãnh đạo.”

Nếu bạn thiếu tự tin vào khả năng của mình, Dr. Sally Ann Law – Huấn luyện viên cá nhân và điều hành – đề nghị bạn nên xem lại những review về kết quả hiệu suất của mình.

“Chúng ta thường lãng quên và chấp nhận những việc chúng ta đã làm tốt. Thay vào đó, chúng ta tập trung vào những thứ làm chưa tốt. Nhắc nhở bản thân về những thành tích đạt được là một hành động giúp bạn củng cố thêm sự tự tin. Và bạn sẽ muốn nói đến chúng trong buổi họp tới.”

Nếu chủ đề về chuyện tăng lương bổng có chút khiến bạn lo lắng, lời khuyên từ Dr. Sally Ann là hãy tìm hiểu nên bắt đầu từ đâu. “Khi chúng tôi hồi hộp, chúng tôi thường cảm thấy khó khăn khi trao đổi ở những câu đầu tiên. Nếu bạn sắp đề nghị sếp về một buổi họp trực tiếp, hãy cố gắng thực hành giọng nói to, rõ ràng. Một khởi đầu tốt sẽ giúp bạn có thể nói trơn tru hơn trong suốt phần còn lại của cuộc họp.”

Corinne còn chia sẻ thêm: “Miễn là bạn thật tự tin và chuyên nghiệp, không có gì để mất. Thậm chí, ngay cả khi cấp trên từ chối yêu cầu tăng lương của bạn, bạn cũng đã thành công nhắc nhở sếp về những thành tích của mình và mở ra một cuộc trò chuyện để họ sẵn sàng xem xét lại tiền lương của bạn trong 6 – 12 tháng tới.”

Charles Cotton – Cố vấn hiệu suất và khen thưởng tại CIPD – Bộ phận chuyên trách về phát triển nhân sự – cho rằng “những gì bạn sắp hỏi sẽ phụ thuộc vào công ty nơi bạn làm việc thuộc công hay tư nhân. ở loại hình công, hầu hết người lao động đều yên tâm với mức lương tăng thông qua sự thỏa thuận của Công đoàn hoặc quyết định từ nhà lãnh đạo.”

Tất tần tật bạn cần biết về cuộc review lương cuối năm

Việc thực hiện khen thưởng ở cấp địa phương hoặc trung ương do cơ quan đánh giá đãi ngộ chuyên biệt. Tùy thuộc vào bạn ở cấp độ nào, bạn sẽ nhận được khoản tiền thưởng tương ứng với dịch vụ liên quan cho đến khi bạn đạt đến vị trí cao nhất. Nếu bạn muốn nhiều hơn, bạn phải chứng minh được công việc của bạn thuộc phân khúc lương cao hơn thông qua đánh giá lương hoặc sự thăng tiến.

Ngược lại, những nhân viên làm việc ở công ty tư nhân có nhiều khả năng tăng lương hơn dựa trên năng lực và hiệu quả công việc của họ. Tuy nhiên, có một vài ngoại lệ. “Một số chính quyền địa phương sử dụng phương thức tiền lương dựa trên hiệu suất. Vì vậy, nếu bạn được xem là một ngôi sao trong lĩnh vực công việc bạn sẽ nhận được mức tiền thưởng cao hơn”.

Làm thế nào để nhận biết tôi đang bị trả lương thấp hơn thực tế

Trước khi ngồi xuống nói chuyện với sếp, bạn nên tìm hiểu một chút về mức lương của những đồng nghiệp cùng cấp độ như bạn, cũng như những người ở vị trí tương đương trong một tổ chức có quy mô tương tự. Bằng cách này, bạn có thể thảo luận về mức lương hiện tại không phù hợp với mặt bằng chung trên thị trường.

Bạn cũng có thể tham khảo những chia sẻ về lương thưởng ở một công ty bất kỳ tại Haymora.com. Website này cung cấp cho bạn thông tin thực tế về mức lương mà các nhân viên trong công ty đó trải nghiệm và nhận được. Đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào website, tìm tên công ty và click vào mục lương thưởng. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý, các thông tin về tiền lương được chia sẻ tại đây còn tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, thời điểm làm việc và chức vụ công việc.

Tất tần tật bạn cần biết về cuộc review lương cuối năm

Các công ty tuyển dụng cũng là một nguồn tin tốt để bạn tham khảo mức lương. Vì vậy, đừng quên cập nhật những tin tuyển dụng mới nhất từ những doanh nghiệp cùng lĩnh vực mà bạn quan tâm để xem mức lương họ đưa ra là bao nhiêu.

Charles Cotton cũng tiết lộ thêm rằng “có xu hướng những người mới thường được trả cao hơn. Nếu bạn đã gắn bó với công ty được vài năm, bạn có thể thấy khoản tiền lương của bạn đã bị tụt lại phía sau”.

Tiền lương là vấn đề tế nhị và riêng tư, khi cần hỏi đồng nghiệp về chúng, bạn hãy thận trọng vì một số công ty khi ký hợp đồng lao động đưa ra điều lệ ngăn cấm nhân viên tiết lộ tiền lương cho bên thứ 3. Tuy nhiên, nếu mục đích của việc hỏi là khám phá sự phân biệt đối xử trong tiền lương, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, chủng tộc,…điều lệ cấm này không thể có hiệu lực.

Nick Smith – Người đứng đầu văn phòng cố vấn Luật Mincoff Solicitors – giải thích: “Bạn có quyền hợp pháp khi tiết lộ khoản tiền lương của mình vì mục đích đó cho đồng nghiệp, hoặc hỏi đồng nghiệp về con số họ được trả. Và sẽ trái pháp luật khi nhà tuyển dụng ngược đãi bạn vì đã hành động như vậy, hoặc đồng nghiệp của bạn đã trả lời yêu cầu của bạn”.

Đồng thời, với những thông tin có được từ đồng nghiệp, bạn nên biết cách cân bằng, so sánh để đưa ra mức chuẩn về tiền lương. Đừng nên quá tin vào đó như một câu chuyện phiếm, bạn sẽ trở thành người không chuyên nghiệp trong mắt nhà lãnh đạo đấy!

Bao lâu tôi nên được tăng lương?

Thời gian review mức lương cũng được chia ra theo loại hình doanh nghiệp. Đối với những công ty công, thời hạn tăng lương sẽ được định sẵn và thông báo phổ biến trên các phương tiện truyền thông. Còn với những công ty tư nhân, thời hạn này phụ thuộc vào năm tài chính và quyết định của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, để giữ chân nhân tài, các công ty đều nhận thấy cần thiết phải tăng ít nhất 12 tháng/lần.

Việc thực hiện khen thưởng ở cấp địa phương hoặc trung ương do cơ quan đánh giá đãi ngộ chuyên biệt. Tùy thuộc vào bạn ở cấp độ nào, bạn sẽ nhận được khoản tiền thưởng tương ứng với dịch vụ liên quan cho đến khi bạn đạt đến vị trí cao nhất. Nếu bạn muốn nhiều hơn, bạn phải chứng minh được công việc của bạn thuộc phân khúc lương cao hơn thông qua đánh giá lương hoặc sự thăng tiến.

Trong các tổ chức nhỏ hơn, quyết định tăng lương không được thực hiện cho mọi người mà được xem xét dựa trên thời điểm gia nhập công ty. “Review lương ở những công ty này cũng có phần đặc biệt hơn. Bạn có thể không được tăng lương trong khoảng 2 – 3 năm vì những người chủ chưa quan tâm lắm đến chuyện tiền lương của bạn. Vì vậy, nếu đã lâu bạn chưa được review, hãy yêu cầu sếp của mình”.

Hỏi về việc tăng lương như thế nào để thành công 100%

Cách tốt nhất là hỏi trực tiếp. Khi đối thoại trực tiếp, những yêu cầu thường khó từ chối hơn là một tin nhắn văn bản. Mặt khác, cuộc gặp gỡ trực tiếp cho thấy bạn hoàn toàn nghiêm túc với vấn đề.

Cuộc họp với quản lý cũng cho phép bạn biết được phản ứng của họ và đưa ra những lập luận phản biện, đàm phán mà việc gửi yêu cầu bằng email sẽ không làm được.

Dù vậy, một bước làm không bao giờ thừa thãi là bạn nên viết ra những ý tưởng thảo luận của mình. Nó giúp bạn hệ thống những suy nghĩ, và bạn có thể gửi mail cho quản lý sau buổi họp để cảm ơn họ đã dành thời gian cũng như gợi nhắc lại những vấn đề chính.

“Ngày nay, rất hiếm công ty chỉ có 1 cấp quản lý và trao quyền trực tiếp để họ tự quyết định vấn đề nâng lương với nhân viên sau buổi họp. Nếu người quản lý của bạn có thêm tài liệu đính kèm phác thảo về những lập luận của bạn, chúng sẽ giúp họ dễ dàng đề xuất với cấp lãnh đạo cao hơn” – Theo Dominic Vaughan, chuyên gia đàm phán và COO của học viện Advantage Spring.

Một điều chú ý đặc biệt nữa, bạn không nên vượt cấp khi yêu cầu tăng lương. Ngay cả khi bạn chắc chắn có thể thuyết phục được ông chủ của mình, cấp trên trực tiếp vẫn là người nên được bạn thông báo đầu tiên. Hãy nhớ luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với quản lý của mình, ngay cả khi bạn sắp nghỉ việc, người quản lý vẫn đóng vai trò là nguồn thông tin tham khảo cực kỳ tốt khi những nhà tuyển dụng kế tiếp muốn tìm hiểu bạn.

Đâu là thời điểm tốt nhất để yêu cầu tăng lương?

Một cuộc đánh giá hiệu suất hàng năm là thời gian tốt nhất để yêu cầu tăng lương, đó là khi kết thúc năm tài chính của công ty. Nếu quá trình review lương sẽ kết thúc vào tháng 1, yêu cầu tăng lương vào tháng 13 là quá trễ vì khi đó các ngân sách đã được thiết lập.

Sự thật là bạn không cần phải chờ đợi một thời khắc hoàn hảo nào để đưa ra yêu cầu của mình, tuy nhiên có một số dịp thích hợp hơn cả như:

  • Sau khi hoàn thành một dự án thành công tốt đẹp mà bạn có tham gia vào.
  • Khi quản lý thông báo kết quả tài chính khả quan.
  • Khi kết thúc hợp đồng lao động và công ty muốn gia hạn.
  • Quản lý yêu cầu bạn đảm nhiệm nhiều trách nhiệm công việc hơn.
  • Một khoảng thời gian tương đối thong thả trong lịch trình của sếp.

Ngoài ra, một cuộc khảo sát vào năm 2005 cho thấy, các nhà quản lý có xu hướng dễ đồng ý với yêu cầu tăng lương hơn vào thứ 4.

Không nên đưa ra yêu cầu khi:

  • Theo dõi kết quả tài chính không tốt hoặc vừa mất một hợp đồng lớn.
  • Sau khi công ty thông báo đóng băng thanh toán hoặc tuyển dụng.
  • Sáng thứ 2 hoặc một khoảng thời gian bận rộn trong quý.
  • Trưa thứ 6, khi sếp của bạn đang nghĩ về cuối tuần.

Bạn nên nói gì trong cuộc họp review lương

Hãy bắt đầu bằng lời cảm ơn sếp của bạn đã dành thời gian của mình và rằng bạn đã yêu thích công việc đó nhiều như thế nào. Sau đó tập trung làm nổi bật lên những thành tựu của bạn trong 12 tháng qua và phác thảo ngắn gọn về việc bạn sẽ cống hiến cho công ty trong tương lai.

Tại điểm này, bạn nên đưa ra quan điểm dựa trên mức lương tham khảo – thống kê rõ mức được trả của những nhân viên ở cùng vai trò, vị trí công việc tại công ty bạn và nơi khác.

Dominic đề xuất một vài thứ bạn nên nói như: “Là Giám đốc điều hành, tôi đã xuất sắc với vai trò của mình, hoàn thành các KPIs và vấn đề giao nhận. Trong nền kinh tế thị trường mở, giá trị của tôi là X, cao hơn Y% so với mức lương hiện tại. Vì vậy, tôi rất hy vọng chúng ta có thể trao đổi về việc thu hẹp khoảng cách đó.” Những nhân viên giỏi thường rất tốn kém để thay thế, vì vậy việc đưa ra các con số định lượng về giá trị bạn mang lại cho công ty là một lý do rất đáng để nhà lãnh đạo cân nhắc tăng lương.

Nên lặp lại việc bạn đánh giá cao khi là một phần của team. Nhưng cần bày tỏ rõ quan điểm mức lương phù hợp với chuẩn thị trường cũng là điều quan trọng quan trọng đối với bạn. Dominic gợi ý nên tránh sử dụng các từ ngữ mềm mỏng như “tôi đang tìm kiếm, tôi mong muốn nhận được, tôi hy vọng,…”, nó sẽ trở thành chẳng bao giờ tôi nhận được cả.

Trong quá trình nghiên cứu và ghi chép lại các lập luận phản biện, bạn chắc chắn phải tự định giá được giá trị tăng thêm hoặc khoảng tiền lương mong muốn tăng của bạn là bao nhiêu. Vì vậy hãy thẳng thắng đưa ra một con số cụ thể. Những kiểu nói mập mờ “tôi nghĩ là trong khoảng X – Y” sẽ khiến cấp trên của bạn cho rằng bạn đang thiếu tự tin vào bản thân.

Đặc biệt, xuyên suốt cuộc hội thoại, bạn nên tránh thể hiện cảm xúc quá nhiều. Có lẽ sếp của bạn không cần biết – hoặc không muốn quan tâm – đến việc bạn cần thêm tiền để mua một căn nhà mới hay một chiếc xe để đi làm. Hãy nhớ, sự van nài không giúp bạn có được sự ủng hộ nào đâu!

Sẽ ra sao nếu yêu cầu tăng lương bị sếp từ chối?

Một kịch bản chung là các lãnh đạo sẽ nói rằng ngân sách hằng năm của công ty đã vượt quá. Nếu sếp cũng tán đồng bạn là một nhân viên ưu tú, nhưng hiện tại chưa có khả năng để tăng lương. bạn có thể hãy bình tĩnh chờ đợi và thiết lập một khoảng thời gian khác để review.

Nếu cấp trên không cho rằng những gì bạn thể hiện đủ xứng đáng cho khoản tăng lương, hãy cứ giữ bình tĩnh và yêu cầu họ đồng ý với những mục tiêu cụ thể. Sau đó bạn cứ việc thực thi đúng theo những gì đã thỏa thuận và quay lại yêu cầu review lại về những kết quả đó.

Nếu thực sự không có bất cứ khoản tiền mặt nào, bạn có thể xem xét một vài phúc lợi đặc biệt khác mà bạn mong muốn – những thứ mà không khó để sếp của bạn đồng ý. Ví dụ: Làm việc ở nhà hai ngày một tuần, phụ cấp ngày nghỉ thêm, văn phòng lớn hơn, hết giờ làm việc để tham dự các sự kiện kết nối, chi phí đi lại, thẻ thành viên phòng tập thể dục.

Thậm chí, bạn có thể yêu cầu công ty trợ cấp những khóa đào tạo chuyên sâu. Bạn càng phát triển kỹ năng, bạn càng có thể tạo ra nhiều giá trị cho công ty và củng cố thêm quyền lực trong lần review lương kế tiếp.

Và cuối cùng, nếu bạn đã cố gắng hết mình vì công việc nhưng sếp vẫn không công nhận những thành quả đó. Không có một khoản tiền lương tăng thêm hay một đãi ngộ thêm nào, có lẽ bạn nên nghĩ đến việc tìm một môi trường mới.

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 4.4 / 5. Vote count: 8

No votes so far! Be the first to rate this post.

Previous Post

Cấp trên không lãnh đạo – Đó không phải là lý do khiến bạn chùn chân trên con đường thăng tiến sự nghiệp

Next Post

Nghịch lý tại show thực tế việc làm: Ứng viên chọn đơn vị đầu quân chưa hẳn vì lương cao, chế độ đãi ngộ tốt

Nhung Nguyen

RelatedPosts

Có nên quay lại công ty cũ? Thực hành 8 bước này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn

Có nên quay lại công ty cũ? Thực hành 8 bước này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn

29 July, 2022
5 điều bạn luôn luôn nên thương lượng trong thư mời nhận việc

5 điều bạn luôn luôn nên thương lượng trong thư mời nhận việc

7 July, 2022
Bạn có phải là chuyên gia trong đàm phán lương? Thử bài test này ngay

Bạn có phải là một chuyên gia trong đàm phán lương? Thử bài test này ngay!!!

14 June, 2022
Những câu hỏi sau phỏng vấn, chúng có thể giúp bạn nhận được "Offer"

Những câu hỏi phát sinh sau phỏng vấn, chúng có thể giúp bạn nhận được “Offer”

25 November, 2021
Những điều "The Great Resignation" tiết lộ về văn hóa làm việc sai lầm

Những điều làn sóng “đại nghỉ việc” tiết lộ về văn hóa làm việc sai lầm của chúng ta

10 June, 2022
phòng nhân sự

Bạn hiểu gì về phòng nhân sự?

18 June, 2021
Next Post
Nghịch lý tại show thực tế về việc làm: Ứng viên lựa chọn đơn vị đầu quân chưa hẳn vì lương cao, chế độ đãi ngộ tốt

Nghịch lý tại show thực tế việc làm: Ứng viên chọn đơn vị đầu quân chưa hẳn vì lương cao, chế độ đãi ngộ tốt

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In