Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

Đừng bắt ứng viên đoán mò, nhà tuyển dụng có thể giúp họ hiểu rõ văn hóa công ty với 30 từ mô tả này!

by Nhung Nguyen
13 December, 2019
in Văn hóa công ty
Reading Time: 9 mins read
0
A A
0
Đừng bắt ứng viên tưởng tượng, hãy giúp họ hiểu rõ văn hóa công ty với 30 từ mô tả này
0
SHARES
64
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Hiểu rõ văn hóa công ty là một trong những điều quan trọng, không chỉ đối với những ai đang làm việc tại đó. Kể cả khi bạn là một nhà lãnh đạo cấp cao, hay là một thành viên trong đội quản lý cấp trung, bộ phận nhân sự, marketing hoặc bất kỳ vị trí nào khác.

Điều này lại trở nên quan trọng và cấp thiết hơn nếu bạn làm việc với vai trò là người tuyển dụng. Bởi vì nhiệm vụ hàng ngày đòi hỏi bạn vừa phải xác định những lỗ hổng trong văn hóa nội bộ và cải thiện chúng, cũng như chủ động “tiếp thị” công ty tới ứng viên và khách hàng của mình.

Văn hóa công ty không phải là một vật gì đó hữu hình mà ứng viên có thể nhìn thấy được. Vì vậy, muốn họ hiểu, nhà tuyển dụng cần phải mô tả nó thật chi tiết. Nếu là những người đang đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng văn hóa ở công ty mình, bạn hãy bắt đầu từ những nhóm nhỏ. Hoặc, công ty đang có dấu hiệu “loãng” văn hóa, hãy cố gắng thiết lập trật tự với 30 từ mô tả các khía cạnh tốt và xấu dưới đây.

Đừng bắt ứng viên đoán mò, nhà tuyển dụng có thể giúp họ hiểu rõ văn hóa công ty với 30 từ mô tả này!

Những từ mô tả văn hóa công ty tích cực

Từ 2 phương diện ứng viên và nhà tuyển dụng, tất cả đều mong muốn làm việc ở một công ty có các giá trị văn hóa tuyệt vời. Bởi lẽ, chúng luôn tồn tại song song với sự phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa công ty tích cực thường được mô tả qua các từ sau:

Định hướng gia đình: Nhân viên được cung cấp các quyền lợi và linh hoạt để dễ dàng tìm thấy sự cân bằng.

Phần thưởng: Những nhân viên đạt kết quả xuất sắc vượt quá mong đợi sẽ được công nhận và trao thưởng khích lệ. Phần thưởng có thể bằng tiền mặt hoặc những hình thức khác tiền mặt.

Thư giãn: Người lao động được trao quyền tự do để quyết định cách mà họ cảm thấy sẽ hoàn thành công việc của mình tốt nhất.

Thử thách: Các thành viên trong nhóm được thúc đẩy để khám phá và sử dụng những kỹ năng của mình một cách thành thục. Họ cũng được tiếp cận với các nhiệm vụ khó khăn hơn để năng cao trình độ, kinh nghiệm.

Hợp tác: Sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc giữa các nhân viên, phòng ban trong công ty.

Nuôi dưỡng: Công ty hỗ trợ nhân viên phát triển cả chiều ngang và chiều dọc. Họ mang đến những phản hồi rõ ràng, đưa ra lời khuyên trước khi đi đến giới hạn cuối cùng (kết thúc). 

Tạo động lực: Nhân viên cảm thấy có động lực để đạt được mục tiêu, bởi vì những phần thưởng cả về tinh thần lẫn vật chất.

Tham gia: Các nhân viên cảm thấy được trao quyền trong công việc của họ để có thể nỗ lực làm tốt nhất có thể mỗi ngày.

Đổi mới: Công ty luôn luôn tìm kiếm những cách làm mới để phát triển hơn nữa trong nền công nghiệp. Đồng thời luôn cởi mở đón nhận những ý tưởng và phản hồi.

Vui vẻ: Tổ chức tạo cơ hội để niềm vui được thắp lên trong các công việc hằng ngày.

Đơn giản: Quy định trang phục, môi trường hay phong cách giao tiếp gần gũi đời thường, không quá trịnh trọng. Hình thức đôi khi là không cần thiết.

Nhịp độ nhanh: Nhân viên không gặp nhiều trở ngại vì quá bận rộn và phát triển liên tục trong môi trường làm việc. Ngày làm việc của họ trôi qua nhanh chóng hơn.

Tự chủ: Người lao động có sự tự do và dám chịu trách nhiệm để thay đổi môi trường cũng như hiệu quả công việc.

Hòa đồng: Sự đa dạng luôn được hoan nghênh và đánh giá cao.

Thân thiện: Các nhân viên tham gia tương tác tích cực lẫn nhau suốt cả ngày làm việc.

Đừng bắt ứng viên đoán mò, nhà tuyển dụng có thể giúp họ hiểu rõ văn hóa công ty với 30 từ mô tả này!

Những từ mô tả văn hóa tiêu cực

Có thể, bạn cảm thấy chỉ muốn gói gọn trong danh sách các từ ở trên và dừng lại tại đây. Không ai thích những gì tiêu cực cả. Nhưng bạn cần biết những khía cạnh đó là gì và dùng nó để cải thiện văn hóa công ty. Hoặc, đơn giản là hiểu rõ hơn để tránh lặp lại chúng:

Phân biệt đối xử: Một số doanh nghiệp xảy ra tình trạng ưu ái một nhóm hoặc phòng ban nào đó hơn hẳn so với những nhóm, phòng ban khác.

“Độc hại”: Nhân viên không khéo léo thường xuyên phải né tránh hoặc “ẩn mình” để lọt ra khỏi tầm ngắm của những đồng nghiệp/quản lý tồi.

Không nhất quán: Các định hướng của công ty (và của cả nhân viên) thay đổi theo chiều gió.

Đòi hỏi khắt khe: Người lao động được kỳ vọng đáp ứng những yêu cầu xa rời thực tế.

Cứng nhắc: Sự linh hoạt là khái niệm chưa bao giờ tồn tại ở công ty. Giờ giấc làm việc, các kế hoạch, quy trình là những thứ thiết lập sẵn. Và nhân viên bắt buộc phải tuân theo.

Không hỗ trợ: Khi xuất hiện khó khăn, công ty sẽ không hỗ trợ nhân viên của mình xử lý các khiếu nại khách hàng.

Lỗi thời: Các tổ chức thất bại trước sự thay đổi của thời gian. Họ không cởi mở để tiếp nhận những ý tưởng thay đổi mới.

Quản lý vi mô: Giống như việc tuyển chọn ứng viên cho vị trí lễ tân nhưng lại bao gồm cả các yêu cầu của vị trí Giám đốc điều hành và 6 cấp bên dưới vị trí này trong sơ đồ tổ chức.

Không bao dung: Các nhân viên bị khiển trách thậm chí bị sa thải ngay từ những sai phạm đầu tiên. Thay vì họ được hướng dẫn sửa chữa lỗi lầm đó.

Thiên vị: Tổ chức cho phép những con người tồi tệ ở lại tiếp tục làm việc chỉ vì tình bạn hoặc có mối quan hệ thân thiết với nhau.

Không kết nối: Giữa nhân viên và các quản lý có sự xa cách, thờ ơ trong sự tương tác, hỗ trợ trong công việc. Sự kết nối thấp hơn mức độ tối thiểu cho phép.

Không học hỏi được: Tổ chức có những yêu cầu cao và mong đợi đạt được thành tích cao. Nhưng thực tế không có gì để mọi người học hỏi, nâng cao bản thân.

Nhàm chán: Nhân viên không được giao đủ việc hoặc nhiệm vụ không có tính thử thách đối với họ.

Thiếu đạo đức: Nhân viên đang làm những việc mà họ không cảm thấy tốt về nó. Hoặc, họ nhận thức được những hoạt động của công ty là không hợp lý.

Silo: Nhân viên không hiểu được vai trò của họ trong tổ chức hoặc tác động của họ đến kết quả cuối cùng.

* Giải thích hiện tượng Silo: Ở góc độ doanh nghiệp, silo là một trạng thái tâm lý. Những người mắc chứng silo thường tỏ ra bất cần, không muốn hợp tác hay chia sẻ thông tin đến những người khác. Nôm na, họ là những thành phần tách biệt với kết quả hoạt động chung của công ty, không quan tâm đến tinh thần tập thể và góp phần khiến văn hóa công ty bị méo mó.

Không phải công ty nào cũng toàn những yếu tố văn hóa tích cực. Và những khía cạnh tiêu cực chưa hẳn là xấu. Chúng sẽ đóng vai trò như là nguồn nhiên liệu để thúc đẩy doanh nghiệp của bạn không ngừng thay đổi, phát triển tốt hơn. Vì thế, hãy dành thời gian để khám phá và cải thiện những yếu tố tiêu cực đó trong văn hóa công ty của mình. Một văn hóa doanh nghiệp tốt không chỉ giúp cải thiện các mối quan hệ nội bộ mà còn phản ánh thương hiệu nhà tuyển dụng của họ.

Theo: theladder.com

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 5 / 5. Vote count: 2

No votes so far! Be the first to rate this post.

Previous Post

[HOT] Mặt tối ở Google, một trong những nơi làm việc tốt nhất thế giới

Next Post

Làm thế nào để tìm thông tin review công ty một cách hiệu quả

Nhung Nguyen

RelatedPosts

Khi nhân viên giỏi xin nghỉ việc, bạn nên phản ứng như thế nào?

Khi nhân viên giỏi xin nghỉ việc, bạn nên phản ứng như thế nào?

22 July, 2022
7 câu hỏi phỏng vấn giúp bạn biết được văn hóa công ty phù hợp với mình

7 câu hỏi phỏng vấn giúp bạn biết được văn hóa công ty phù hợp với mình

4 July, 2022
Nhân viên giỏi

Nhân viên giỏi mong chờ điều gì từ công ty?

27 April, 2022
Nhà lãnh đạo làm gì để tạo môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên?

Nhà lãnh đạo có thể làm gì để tạo ra môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên?

18 December, 2021
Những điều "The Great Resignation" tiết lộ về văn hóa làm việc sai lầm

Những điều làn sóng “đại nghỉ việc” tiết lộ về văn hóa làm việc sai lầm của chúng ta

10 June, 2022
Những điều bạn nên làm trong 90 ngày đầu khi nhận việc mới

Những điều bạn nên làm trong 90 ngày đầu khi nhận việc mới

25 November, 2024
Next Post
Review công ty – Xu hướng của người tìm việc nếu muốn tìm được môi trường lý tưởng

Làm thế nào để tìm thông tin review công ty một cách hiệu quả

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In