Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

Đối phó với sếp thích tranh cãi, bạn không cần phải nhảy việc trong tức tối

by Nhung Nguyen
10 April, 2022
in Cân bằng công việc cuộc sống, Đội ngũ lãnh đạo
Reading Time: 8 mins read
0
A A
0
Đối phó với sếp thích tranh cãi, bạn không cần phải nhảy việc trong tức tối
0
SHARES
356
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Drama công sở dường như là phần gia vị không thể thiếu trong cuộc đời đi làm của mỗi người. Với những người có tính cách mạnh mẽ, họ thường sẽ chọn thẳng thắn đối đầu với chúng. Những người nhẹ nhàng, hướng nội thường sẽ chọn phương án đứng bên ngoài lề mỗi câu chuyện. Họ có thể lắng nghe, nhưng sẽ không thể hiện rõ mình ở phe nào. Vậy nếu người khơi mào các “drama” lại là sếp của bạn thì sao?

Đây chắc hẳn là một vấn đề lớn khiến nhiều người đau đầu. Thậm chí có rất nhiều trường hợp nhân viên chọn nghỉ việc vì không thể hòa hợp được với những vị sếp thích tranh cãi. Chuyện sẽ chẳng có gì nếu bạn cũng chán ghét công ty hiện tại. Ngược lại, bạn hài lòng với công ty, môi trường làm việc để không muốn phải rời bỏ công ty chỉ vì sếp, hãy thử áp dụng những cách dưới đây:

1. Đừng cố gắng tranh cãi ngược lại

Bất kể sếp của bạn có chọc giận hoặc làm bẽ mặt bạn như thế nào, đừng cố gắng đáp trả hay làm bất cứ điều gì để leo thang tranh cãi. Một câu đáp trả của bạn có thể khiến người sếp bùng thêm ngọn lửa giận dữ và cuộc tranh cãi sẽ không bao giờ kết thúc sớm. Đồng thời, đó có thể trở thành lý do để sếp sa thải bạn hoặc thực hiện các biện pháp kỷ luật khác. Theo các chuyên gia nhân sự, cách đối phó khôn khéo trong tường hợp này là bạn nên im lặng và đề nghị một cuộc nói chuyện khác với anh ấy/cô ấy, khi mọi người đã bình tĩnh lại.

2. Chú ý giữ khoảng cách với sếp thích tranh cãi

Nếu không thể giữ bình tĩnh khi gặp sếp của mình, bạn hãy cố gắng đưa bản thân ra khỏi những tình huống này nhiều nhất có thể. Chẳng hạn: Nghỉ trưa ngay tại bàn làm việc, chuyển sang làm một dự án ở bộ phận khác nếu có thể. Bởi vì bạn là nhân viên cấp dưới, nếu không thể tránh khỏi tầm ngắm của sếp, hãy tránh đụng mặt anh ta càng nhiều càng tốt. Một trong những điều tối quan trọng là hãy tập trung hoàn thành công việc của mình. Nếu đã không thể cải thiện mối quan hệ với sếp, hãy chỉ tương tác với họ khi thực sự cần thiết.

3. Xem xét mọi thứ từ góc nhìn của sếp

Trong tựa đề “khi sếp là kẻ bắt nạt: Cách đối phó”, MSNBC.com đã trích dẫn lời của tác giả Stephen R. Covey, người khuyên bạn nên đặt mình vào vị trí của cấp trên và xem xét mối quan tâm của anh ta là gì? Anh ta đang cố gắng hoàn thành điều gì?

Bạn sẽ hiểu rõ hơn về những căng thẳng và sếp của bạn đang phải đối mặt với tư cách là người chịu trách nhiệm cao nhất. Tại sao họ lại gay gắt nếu mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch của anh ấy. Nếu bạn hiểu vấn đề mà sếp mình đang gặp phải, và đồng ý tìm cách giảm bớt gánh nặng cho anh ta, chẳng hạn như đảm nhận một số công việc mà vị sếp kia thường xử lý. Việc làm mọi thứ dễ dàng hơn cho sếp của bạn dù chỉ 1 chút, người sếp thích chỉ trích kia sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ và tin tưởng hơn vào năng lực của bạn. Theo Convey, điều này cũng góp phần làm giảm tình trạng bắt nạt ở nơi làm việc.

4. Tìm kiếm các nguồn kích hoạt tranh cãi của sếp

Mặc dù sếp của bạn không nói lý do là gì, nhưng có thể có một vài quy luật mà nếu để ý bạn có thể tránh được những cuộc tranh cãi không đáng có. Sếp của bạn nóng tính hơn vào cuối ngày, khi mà họ phải vật lộn để hoàn thành các nhiệm vụ công việc trước khi rời văn phòng? Sếp của bạn có tâm trạng tồi tệ hơn sau cuộc gặp gỡ với người giám sát của họ? Có lẽ anh ấy không hòa hợp với cấp trên của mình và đang trút bỏ sự thất vọng với nhân viên. Hãy chú ý đến cách anh ấy hành động vào những ngày nhất định hoặc những thời điểm nhất định trong ngày. Đồng thời bạn cũng nên để ý xem có bất kì sự khác biệt nào trong hành vi của sếp trước hoặc sau những việc như họp nhân viên hoặc các sự kiện khác không. Nếu đã tìm ra những nguồn kích hoạt, bạn biết rồi đấy, hãy tránh tiếp cận sếp của bạn trong những khoảng thời gian đó.

5. Đề cập trực diện để tìm hướng xử lý

Tory Johnson – giám đốc điều hành của Women for Hire khuyên nhân viên nên lên tiếng nếu bị sếp đối xử bất công hay không tốt với họ. Việc bạn không tự bảo vệ được mình cũng giống như việc bạn ngầm cho phép ông chủ của bạn nói chuyện với bạn theo cách tồi tệ đó. Hãy nói cho sếp của bạn biết cảm giác như thế nào khi bị la mắng trước mặt các nhân viên khác. Mặc dù bạn rất muốn nghe phản hồi của anh ấy, nhưng bạn sẽ đánh giá cao điều đó nếu anh ấy giải quyết mối bận tâm của mình một cách riêng tư trước thay vì gây gổ với bạn trước mặt các nhân viên khác.

Cuối cùng, nếu vẫn không thể xử lý ổn thỏa với vị sếp thích tranh cãi của mình, bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ từ bộ phận nhân sự. Rất có thể các nhân viên khác cũng đang trong trạng thái chịu đựng giống như bạn. Hành vi thiếu chuyên nghiệp này là điều không thể chấp nhận được ở nơi làm việc, nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc, tâm lý của nhân viên và góp phần đẩy công ty vào tình trạng chảy máu nhân tài.

Nếu buộc phải tranh luận với sếp, làm sao để không gây thù hằn?

Bạn không thể hoàn toàn 100% né được các cuộc tranh cãi với sếp, vậy bạn sẽ làm gì để hạn chế rủi ro bị đưa vào tầm ngắm của vị sếp thích tranh cãi? 

Lựa chọn thái độ phù hợp

Sếp dù đúng dù sai, họ vẫn là sếp của bạn. Không một người sếp nào thích một nhân viên cứ “bật tanh tách” lại cấp trên, hoặc bị cấp dưới cãi tay đôi dẫn đến mất mặt trước các nhân viên khác. Nếu phải “đụng độ” với sếp trong những trường hợp bất khả kháng, bạn cần giữ một thái độ bình tĩnh và lựa chọn những câu từ phù hợp trước khi đối thoại với sếp.

Hãy phản biện chứ không nên cãi tay đôi với sếp

Phản biện khác với cãi tay đôi ở chỗ bạn sẽ dùng thái độ nhẹ nhàng hơn, đặt những câu hỏi ở các vấn đề chưa hợp lý và trưng cầu thái độ học hỏi. Bạn không nên dùng các câu từ khẳng định mạnh như “cái này sếp sai rồi, sếp không hiểu,…”

Cãi tay đôi không chỉ đưa bạn vào tầm ngắm của sếp mà còn tạo ra hiệu ứng cộng hưởng với các đồng nghiệp xung quanh. Một khi sếp đã không thích bạn, các đồng nghiệp xung quanh cũng sẽ tự động tránh né giao tiếp với bạn trong văn phòng. Điều này có thể làm tinh thần làm việc của bạn sụt giảm nghiêm trọng.

Đặt giới hạn cho cuộc tranh luận

Đối với vị sếp thích tranh cãi, có thể vấn đề đến từ những vấn đề lặt vặt cho tới vấn đề công việc. Tuy nhiên, bạn cần chọn lọc phản biện lại sếp ở những vấn đề thực sự xứng đáng để hạn chế đụng độ ở mức tối đa.

Bạn cũng cần khéo léo quan sát và nắm bắt tính cách của người quản lý mình. Không phải sếp nào cũng cởi mở khi nghe nhân viên trình bày quan điểm cá nhân, vì vậy lúc này bạn cần phát huy kỹ năng đọc vị ngôn ngữ cơ thể và trí tuệ cảm xúc để dừng lại đúng lúc.

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 5 / 5. Vote count: 8

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: đội ngũ lãnh đạođối phó với sếp thích tranh cãiphong cách lãnh đạovăn hóa công ty
Previous Post

Nhà lãnh đạo có thể làm gì để tạo ra môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên?

Next Post

9 xu hướng thu hút và tuyển dụng nhân tài trong năm 2022

Nhung Nguyen

RelatedPosts

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

6 November, 2023
Kỹ năng giao tiếp lãnh đạo

9 cánh cải thiện kỹ năng giao tiếp để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả

5 August, 2023
Japan and Ikigai

Ikigai là gì và nó thay đổi cuộc đời bạn như thế nào

1 December, 2022
Elon Musk

Sếp tốt và sếp tồi qua cách quản lý con người của Elon Musk

21 November, 2022
Bạn có thể làm gì để chống lại môi trường làm việc thù địch?

Bạn có thể làm gì để chống lại môi trường làm việc thù địch?

19 November, 2022
Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

1 October, 2022
Next Post
xu hướng tuyển dụng 2022

9 xu hướng thu hút và tuyển dụng nhân tài trong năm 2022

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In