Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

3 bước để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp dành riêng cho bạn

by Oanh Vo
9 December, 2018
in Cơ hội thăng tiến
Reading Time: 5 mins read
0
A A
0
3 bước để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp dành riêng cho bạn
0
SHARES
20
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nếu bạn đang suy nghĩ làm thế nào để có được công việc và vị trí như mình hằng ao ước? Thì hãy bắt tay lập kế hoạch ngay hôm nay. 3 bước để lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp dành riêng cho bạn ngay sau đây.

“Phát triển nghề nghiệp” không phải là một việc đơn giản, chúng đòi hỏi bạn cần không ngừng suy nghĩ, học hỏi và nỗ lực. Và đây chính là những đầu tư xứng đáng cho tương lai. Tất cả những gì bạn cố gắng ngày hôm nay sẽ nhận lại được thành quả rất đáng giá cho ngày mai. Nhưng trước hết, bạn cần biết mình phải làm gì ngay bây giờ.

Bước 1: Tìm ra hướng đi cho bản thân

Với những nỗ lực, bạn phải rõ ràng trong việc xác định hướng đi phù hợp cho bản thân. Đây là hành động đầu tiên trong chiến lược phát triển sự nghiệp lâu dài cho bản thân. Đừng lo lắng quá, hãy đơn giản hóa vấn đề và trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Bạn muốn làm việc ở công ty như thế nào ngay lúc này?
  • Bạn muốn làm việc trong một môi trường như thế nào?
  • Mục tiêu sự nghiệp trong 2 năm, 5 năm, 10 năm tới …là gì?

Nếu như bạn thấy rằng những mục tiêu ngắn hạn trong khoảng 2 năm trở lại chỉ là một bước trong kế hoạch “dài hơi” thì những câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định được những mục tiêu dàu hạn. Cách tốt nhất là hãy lên plan từng mốc thời gian cố định, sau đó hãy bàn về những việc chi tiết sau.

Đặc biệt, bạn cần nhắm đến mục tiêu thực sự thôi thúc bạn phải hành động. Nếu bạn đang nêu ra điều mà những gì người khác muốn thì chắc hẳn đó không phải là điều hấp dẫn bạn. Rõ ràng, mục tiêu nghề nghiệp mà bạn chọn sẽ truyền cảm hứng và động lực cho mọi hành động.

Có thể bạn quan tâm:

  • [Video] Huấn luyện và phát triển nhân viên – Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp
  • [VIDEO] Chuyện của Hải – Chuyện của Haymora – Cá Gặp Nước
  • [Video] TOP 10 nhà lãnh đạo QUYỀN LỰC nhất Thế Giới Năm 2018

Bước 2: Phân tích tình hình hiện tại của bản thân

Hãy so sánh sự khác biệt về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn hiện tại và với 2 hoặc 3 năm tiếp theo.

Hãy mô tả công việc cho vị trí mà bạn đang nhắm tới là một cách tốt để bạn có được những thông tin cụ thể về kỹ năng, kinh nghiệm, thậm chí là mức lương như bạn mong đợi.

Hãy phân tích những yêu cầu trên và đánh giá năng lực hiện tại của bạn như thế nào. Hãy chấm điểm từ thang 1 đến 10. Điều này giúp bạn nhìn nhận được những gì bạn đang thiếu sót và cần nâng cấp để có thể thực hiện được những mục tiêu tiếp theo.

Bước 3: Lên Plan

Bây giờ bạn đã xác định được những điều kiện “cần” và “đủ” để xác định được những mục tiêu phát triển nghề nghiệp. Hãy trình bày kế hoạch này cho những người đáng tin cậy, có nhiều kinh nghiệm có thể tư vấn hay hỗ trợ bạn như: Sếp, một vài chuyên gia cố vấn hay những người bạn… Họ sẽ có những ý tưởng hay ho để góp ý cho bạn.

Có thể cần phải có một số thứ tự hợp lý cho một vài mục trong Plan của bạn. Hãy sắp xếp trình tự hợp lý những mục nào cần làm trước, mục nào làm sau.

Ví dụ: Hoàn thành công việc A thì bạn sẽ được gì trước khi chuyển sang mục tiêu B?

Bạn cần giữ kỷ luật bản thân phải có trách nhiệm với kế hoạch của mình; và cách tốt nhất để làm điều đó là tạo cho mình một khởi đầu mạnh mẽ trước ngày bắt đầu. Bạn không thể dự đoán bạn sẽ phải làm bao lâu hoặc bao nhiêu công việc để phát triển kỹ năng ở cấp độ bạn cần, nhưng bạn có quyền kiểm soát hành động của chính mình và nỗ lực hết sức có thể

 

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Previous Post

7 đặc điểm tính cách của một nhà lãnh đạo tuyệt vời

Next Post

Employer Branding – 5 BÀI HỌC xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng!

Oanh Vo

RelatedPosts

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

6 November, 2023
Làm thế nào để thay đổi nghề nghiệp thành công?

Làm thế nào để thay đổi nghề nghiệp thành công?

7 April, 2023
Có nên quay lại công ty cũ? Thực hành 8 bước này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn

Có nên quay lại công ty cũ? Thực hành 8 bước này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn

29 July, 2022
5 dấu hiệu bạn nên ở lại công ty thay vì nhảy việc

5 dấu hiệu bạn nên ở lại công ty thay vì nhảy việc

1 July, 2022
Nhân viên giỏi

Nhân viên giỏi mong chờ điều gì từ công ty?

27 April, 2022
thông minh chăm chỉ

7 lý do tại sao những người thông minh chăm chỉ không phải lúc nào cũng thành công

18 April, 2022
Next Post
xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Employer Branding - 5 BÀI HỌC xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng!

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In