Employe Branding – Thương hiệu nhà tuyển dụng là khái niệm đã xuất hiện từ giữa những năm 1990. Nó đại diện cho danh tiếng, uy tín của thương hiệu của doanh nghiệp ở khía cạnh tuyển dụng. Có thể nói, ngày nay việc xây dựng thương hiệu tuyển dụng đã được các doanh nghiệp chú trọng và đầu tư nhiều hơn để có thể cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng. Đồng thời thu hút được nhiều nhân sự tài năng.
Trong giai đoạn công nghệ phát triển ngày nay, nếu bỏ qua những phương tiện truyền thông xã hội sẽ là một thiếu sót trầm trọng. Bởi lẽ, các trang mạng xã hội đang là “mảnh đất màu mỡ” để các doanh nghiệp mở rộng khu vực tiếp cận, cũng như quảng bá rộng rãi những khía cạnh nổi bật về mình. Hoặc thông báo cho mọi người biết, họ đang có nhu cầu tuyển dụng.
Có thể thuyết phục được ứng viên tiềm năng gia nhập công ty hay không? Tùy thuộc rất lớn vào việc bạn hoạt động như thế nào trên các phương tiện truyền thông xã hội!
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng trên truyền thông xã hội như thế nào?
Có lẽ bạn đã nghe đâu đó về việc nên đặt nhiều nỗ lực hơn nữa, cả thời gian, tiền bạc vào việc quảng bá thương hiệu tuyển dụng trên các kênh truyền thông xã hội.
Tuy nhiên điều mà không ai nói với bạn là chính xác nên làm gì?
Những loại nội dung nào bạn nên xuất bản trên các kênh truyền thông xã hội để vẽ nên một bức tranh sinh động rằng công ty bạn là một nhà tuyển dụng đáng yêu thích?
Dưới đây là 7 ví dụ truyền cảm hứng về nội dụng tuyệt vời mà các thương hiệu lớn sử dụng để thúc đẩy thương hiệu tuyển dụng của họ trên các kênh Social.
1. Những lời chứng thực từ phía nhân viên
Làm nổi bật những câu chuyện và lời chứng thực của chính nhân viên đang làm việc tại công ty, chia sẻ những câu chuyện cá nhân đó sẽ giúp các ứng viên tiềm năng dễ dàng biết được kiểu người mà doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Ví dụ: Marriott International, Inc. là một doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực lưu trú. Công ty hiện có hơn 6000 nhân viên có mặt tại 122 quốc gia và vùng lãnh thổ. Marriott sở hữu một trang Instagram tuyệt vời với tên gọi Marriott Careers. Đây cũng là nơi họ thường đăng tải những lời chứng thực, những chia sẻ về cảm nhận khi làm việc tại đây của nhân viên.

2. Văn phòng và nơi làm việc
Chia sẻ những video và hình ảnh về văn phòng làm việc của bạn là một ý tưởng không tồi để thu hút ứng viên. Đừng lo lắng nếu bạn không có một không gian làm việc “ngầu” hay hiện đại nhất. Bởi hầu hết các ứng viên đều không mong đợi công ty sẽ có một phòng tập Yoga hoành tráng. Hay một phòng chơi game riêng biệt tại nơi làm việc. Họ chỉ muốn nhìn thấy không gian nơi họ sẽ trải qua phần lớn thời gian hàng ngày của mình như thế nào.
Vì thế, nếu có thể bạn hãy nhấn mạnh những chi tiết nổi bật trong văn phòng để truyền tải những sự rung cảm đến ứng viên. Chẳng hạn như một góc pha chế café và đồ uống ấm cúng, view bàn làm việc thơ mộng. Hoặc đó có thể là một cái gì đó gây thú vị như những tấm Poster trên tường, những câu nói truyền cảm hứng,…
Ví dụ: Trang Instagram của L’Oreal có tên gọi là L’Oreal. Mặc dù L’Oreal chắc chắn có rất nhiều văn phòng như vậy trên toàn thế giới, họ vẫn duy trì việc cập nhật những hình ảnh về bàn làm việc của nhân viên như một cách quảng bá về mình.

3. Những đãi ngộ và chính sách phúc lợi
Nếu muốn là một thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn, hãy chắc chắn là bạn cũng dành sự đầu tư đáng kể vào các đặc quyền và phúc lợi mà bạn mang đến cho nhân viên của mình.
Ví dụ: Đây là một ví dụ tuyệt vời khác từ trang Instagram của Marriott. Công ty này mang đến cho nhân viên mức chiết khấu ưu đãi vào những kỳ nghỉ lễ. Hoặc cũng có thể là các chuyển đi nghỉ dưỡng tại những hòn đảo nước ngoài.

Nếu không thể làm như Marriott, doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp vài đặc quyền khác đến nhân viên của mình như: Thời gian làm việc linh hoạt, bữa trưa miễn phí, phòng tập thể dục hoặc thẻ thành viên của phòng Gym,…Tất cả chúng đều gây ấn tượng mạnh và có sức quyến rũ với ứng viên đấy!
4. Văn hóa công ty
Một văn hóa tuyệt vời là được xây dựng trên những mối quan hệ tích cực giữa các đồng nghiệp, quản lý và người lãnh đạo doanh nghiệp. Bạn nên gửi đi những thông điệp thể hiện văn hóa công ty bạn được khắc họa bởi các phẩm chất tin cậy, hợp tác, tinh thần tập thể và hỗ trợ.
Bạn có thể làm điều đó như thế nào?
Ví dụ: Đây là một minh chứng hoàn hảo về việc thể hiện văn hóa công ty trên trang Instagram của Microsoft. Microsoft biết rằng một dấu hiệu nhỏ về sự tôn trọng và hỗ trợ có thể mang đến cả một thế giới của sự khác biệt.

5. Các sự kiện của tổ chức
Bên cạnh những sự kiện liên quan đến kinh doanh, những sự kiện nằm ngoài cũng chiếm vai trò quan trọng không kém. Chúng là những sự kiện bao gồm hoạt động Team Builing và bất kỳ sự kiện nào tương tự, các buổi tụ họp xã hội như các bữa tiệc tùng, lễ kỷ niệm, dịp đặc biệt nào của doanh nghiệp,…
Ví dụ: Nanobit là một công ty chuyên về cung cấp và phát triển ứng dụng điện thoại và game. Họ thường tổ chức ngày Game Jams vào thứ 7. Nơi mà các nhân viên của họ có thể tụ tập tại văn văn phòng để cùng chơi game, giao lưu và cùng nhau chia sẻ những câu chuyện hài hước trong bầu không khí thư giãn và ấm cúng.

6. Giải thưởng
Hãy đảm bảo làm nổi bật mỗi một sự khen thưởng, giấy công nhận, chứng nhận bằng cấp mà công ty đạt được, kỷ niệm những thành tựu đó và đừng quên dành lời cảm ơn đến nhân viên của mình vì những nỗ lực chăm chỉ lao động và cam kết mang lại kết quả tốt hơn.
Ví dụ: Hubspot là một nền tảng tiếp thị và bán hàng nội bộ, giúp các công ty thu hút khách hàng ghé thăm, chuyển đổi khách hàng tiềm năng và khách hàng thân thiết. Hubspot mới đây vừa được ghi nhận là nơi làm việc tốt nhất nắm 2018 bởi Glassdoor. Điều này đã được kỷ niệm trên trang Instagram của họ.

7. Nội dung tuyển dụng
Tạo và chia sẻ những nội dung tuyển dụng chuyên môn là một điều bắt buộc, nếu bạn muốn được xem là nhà tuyển dụng nghiêm túc. Nhưng ý của tôi là gì khi nói đến nội dung tuyển dụng chuyên môn?
Nội dung tuyển dụng là một loại nội dung truyền thông xã hội. Chúng được tạo ra nhằm thông báo đến ứng viên tiềm năng rằng bạn đang trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, giữa hàng trăm ngàn nội dung số tiếp cận đến chúng ta mỗi ngày, bạn cần phải làm gì đó để ứng viên ấn tượng và ghi nhớ tin tuyển dụng của bạn lâu hơn.
Ví dụ: Microsoft có một trang Facebook về nghề nghiệp hấp dẫn với tên gọi Microsoft Life. Trang này thường xuyên tổ chức các buổi phỏng vấn trực tiếp với các nhà tuyển dụng đến từ doanh nghiệp này. Các ứng viên tiềm năng có thể gửi những câu hỏi của họ trước khi sự kiện diễn ra và những nhân viên tuyển dụng sẽ giải đáp trong suốt chương trình phát sóng. Những ai không thể theo dõi buổi phát sóng trực tiếp đều có thể xem lại bản ghi sự kiện này. Bởi vì họ sẽ xuất bản nó trên trang Facebook của mình.
Đây cũng là một cách khá hay ho để mở đầu cuộc nói chuyện với các ứng viên tiềm năng. Đôi khi, họ cũng thu hút những người chưa quan tâm nhưng lại muốn nghe tư vấn từ những chuyên gia tuyển dụng và dần dần chuyển đổi họ thành ứng viên tiềm năng. Dưới đây là minh họa về một bài viết thông báo tuyển dụng của Microsoft:

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông xã hội và bài học kinh nghiệm
Với sự phát triển của công nghệ số, các phương tiện xã hội đang trở thành một phương thức hỗ trợ đắc lực, giúp doanh nghiệp kể câu chuyện của mình một cách trực quan, dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn có thể kết hợp sử dụng các hình ảnh và video để cho phép ứng viên hình dung về nơi làm việc trong tương lai một cách sinh động hơn. Tuy nhiên, không có công thức kỳ diệu nào để giúp doanh nghiệp bạn tỏa sáng trên Facebook, Linkedin hay Instagram. Điều tốt nhất là bạn nên chọn đúng loại nội dung và kênh truyền thông phụ thuộc vào những phỏng đoán hành vi ứng viên tiềm năng mà thôi.