Tôi nhớ lại 1 khoảng thời gian trong sự nghiệp, khi mà mọi thứ trở nên thực sự khó khăn. Lê bước đến bàn làm việc mỗi buổi sáng là điều tôi cảm thấy như một kì tích. Ngay khi ngồi vào bàn làm việc, tôi nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính cho đến những phút cuối. Chỉ cần để sẵn sàng để hoàn thành cái gì đó. Thậm chí, tôi đã xoay sở để giảm bớt danh sách việc cần làm mỗi ngày, tôi vẫn cảm thấy không khả quan. Như thể, mình là một con hamster đang bị mắc kẹt trên bánh xe và không bao giờ nhảy ra khỏi đó.
Tôi đã than thở với bạn và người thân của mình về những phiền muộn trong một ngày làm việc. Và tất cả họ đều có cùng câu trả lời: Có vẻ như bạn đã bournout (sức tàn lực kiệt)!
“No, đó không phải”, tôi đáp lại một cách thờ ơ. “Mọi thứ chỉ đang trở nên bận rộn hơn gần đây và tôi đang cố lẩn tránh nó. Tôi sẽ lấy lại tinh thần nhanh thôi”.
Vì tôi chắc chắn nhiều người cũng đang gặp phải tình trạng này. Tôi đã gạt qua một bên những dấu hiệu cảnh báo về việc căng thẳng tại nơi làm việc. Một chút mệt mỏi, thất vọng và lo lắng là một phần tiêu chuẩn của công việc cuộc sống, đúng không? Đó là lý do cho việc một khoản tiền lương đến vào cuối mỗi tháng.
Tuy nhiên rất khó để xác định được các dấu hiệu “burnout” tại nơi làm việc, mặc dù sự thật là chúng đang diễn ra. Làm sao để có thể xác định được ranh giới giữa căng thẳng bình thường với vấn đề nghiêm trọng hơn? Những dấu hiệu nào cho thấy bạn đang kiệt sức và trượt dài trong công việc?
1. Burnout thực sự nghĩa là gì?
Thật không may, không có một định nghĩa cố định nào về “Burnout”. Tuy nhiên, vào tháng 05 – 2019, tổ chức WHO đã công bố bản sửa đổi lần thứ 11 của Phân Loại Thống Kê Về Các Loại Bệnh Và Vấn Đề Sức Khỏe Liên Quan (ICD – 11), bao gồm danh sách đã được cập nhật và chi tiết về burnout. Định nghĩa trước đây chỉ là “một trạng thái nghiêm trọng của kiệt sức”. Còn bây giờ, nó đã được phân loại là “một hội chứng được khái niệm là kết quả của việc căng thẳng kinh niên tại nơi làm việc mà chưa được kiểm soát”. WHO nhấn mạnh burnout là cụm từ có liên quan đặc biệt trong công việc. “nó không áp dụng cho mô tả những trải nghiệm ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống” với những đặc trưng sau:- Một cảm giác kiệt sức, không còn chút năng lượng nào
- Sự khác biệt về tinh thần đến từ cảm xúc tiêu cực hoặc hoài nghi về công việc
- Giảm hiệu quả làm việc
2. Các dấu hiệu của hội chứng burnout
Hiểu một cách tổng quát, nó là một cái gì đó kéo dài trong một, hai tuần. Nhưng nó cũng có thể là thử thách để bật một chiếc kính lúp cho bản thân và nhận ra rằng bạn đang tiến thẳng đến cảm giác burnout tại văn phòng. Trao đổi từ những người đã trải qua tình trạng này trước đó làm cho tôi hiểu rõ hơn về burnout. Tựu chung lại, bạn có thể nhận diện một vài triệu chứng phổ biến của burnout:2.1. Bạn không còn thấy hứng thú với công việc nữa
Domar giải thích một trong những dấu hiệu tố cáo burnout là việc thiếu hứng thú hoặc nhiệt huyết với công việc đang làm. Ngay cả những dự án từng khiến bạn hài lòng nhất, giờ cũng để lại cho bạn một bầu trời chán chường. “Những người đang bị burnout không còn nhận được mức độ hài lòng như nhau. Họ cũng không còn có được cảm giác run lên vì hồi hộp nếu dự án thành công tốt đẹp nữa”. Trong kịch bản tồi tệ nhất, thái độ lãnh đạm này có thể kéo dài vượt quá công việc của bạn và tác động tiêu cực đến sự hứng thú ở nhiều khía cạnh khác của cuộc sống bên ngoài văn phòng. Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu bạn đang đấu tranh để tập trung hết sức. Thậm chí là tập hợp từng chút nhiệt thành từ những thứ mang lại năng lượng cho bạn, có thể bạn sẽ tiến xa hơn đến bờ vực của trầm cảm. (Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể đang rơi vào trạng thái trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ, hoặc bác sĩ tâm lý).2.2. Bạn đã dừng mọi nỗ lực
Sự thiếu hứng thú thường dẫn thẳng đến một thái độ tiêu cực và hơn nữa là thờ ơ với mọi thứ. Domar giải thích, “rất nhiều trong số đó là không quan tâm nữa. Bạn nghĩ rằng “Okay! tôi sắp sửa đi làm và tôi sắp hoàn thành các nhiệm vụ trước mắt. Nhưng tôi không định nỗ lực hết mình vì nó. Tôi chỉ cần làm ở mức tối thiểu để hoàn thành nó là được”. Domar cũng nói thêm rằng, người đấu tranh với burnout thường là những người có danh vọng và đạt được thành tựu lớn. Vì vậy, những dấu hiệu của burnout thường là phản ánh khắc nghiệt điển hình của những gì họ phải trải qua trong công việc của mình.2.3. Bạn chỉ đang chịu đựng để đạt được hiệu suất công việc
Như bạn có thể mong đợi, việc không hứng thú đến những nhiệm vụ hằng ngày thường dẫn đến kết quả tệ. Bởi vì người đang bị burnout đơn giản không đủ quan tâm để làm tốt mọi việc. Về cá nhân, đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo lớn nhất mà tôi đang phải “vật lộn” với nó. Tôi thường phải miễn cưỡng kiểm tra lại công việc và đáp ứng deadline. Khi các biên tập viên của tôi liên tục chỉ ra những lỗi mà tôi mắc phải trong những bản thảo hàng ngày gửi đi mà không mảy may quan tâm. Tôi nhận ra tôi đang có một vấn đề rắc rối.2.4. Bạn hoàn toàn cạn kiệt năng lượng
Mệt mỏi và cạn kiệt sức lực nói chung là những chỉ số được trích dẫn của hiện tượng burnout. Bạn sẽ không chỉ đối phó với việc thiếu năng lượng về thể chất mà còn về mặt tinh thần. Vì vậy, nếu việc rời khỏi chiếc giường ấm cúng và đến văn phòng mỗi ngày được coi là một thử thách đòi hỏi khó khăn hơn bình thường, thì bạn rõ ràng đã bước một chân vào ranh giới của burnout.2.5. Bạn đang đối mặt với các bệnh lý
Burnout không có một biểu hiện vật lý cụ thể nào phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, có rất nhiều phàn nàn về biểu hiện của burnout, bao gồm:- Mất ngủ
- Đau ngực
- Nhức đầu
- Tăng thêm nhiều bệnh
- Đánh trống trong lồng ngực
- Khó thở, thở dốc
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Đau dạ dày
3. Bạn đang burnout…Vậy nên làm gì?
Okay, vậy bạn đã nhận ra vài (hoặc là tất cả) những dấu hiệu của burnout từ nơi làm việc của chính mình, giờ bạn làm gì? Bạn có thể làm gì để ngăn chặn việc chuyến tàu đang giảm tốc độ và thậm chí là chuẩn bị ra khỏi đường ray? Lời khuyên bạn được nghe nhiều nhất là nên nghỉ ngơi một thời gian, và nó là sự thật. Việc nghỉ ngơi ít nhất có thể mang đến cho bạn chút không gian để “thở”. Nhưng, Domar giải thích rằng nếu một kì nghỉ xả hơi là tất cả những gì bạn cần, đó thực sự chỉ như một miếng băng dán Band-Aid dùng để băng bó vết thương. Thay vào đó, bạn cần làm một vài điều sau đây để chủ động thay đổi nó:3.1. Thay đổi thái độ của bạn
Bạn sẽ muốn học cách nhận biết những thói quen tiêu cực và nghĩ ra những thứ đối lập để ngăn chặn chúng xảy ra. “Ví dụ, bạn nghĩ bạn phải làm việc này một cách hoàn hảo hoặc bạn là kẻ thất bại. Bạn thách thức những suy nghĩ đó và tìm cách thoát khỏi nó hoặc không suy nghĩ”, Domar chia sẻ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự cầu toàn có mối liên quan mật thiết đến burnout. Vì vậy, nhận ra và loại bỏ bớt vài áp lực bạn tự đặt ra có thể giúp bạn bớt căng thẳng trong công việc.3.2. Thay đổi khối lượng công việc
Burnout có thể xảy ra khi bạn đơn giản có quá nhiều công việc. Và trong tình huống đó, bạn thực sự nên lắng nghe bản thân và giảm tải công việc. Bạn nên có một cuộc trao đổi với sếp về sự thật là bạn đang bị quá sức và đưa ra những đề xuất thay đổi để bạn có thể quản lý công việc tốt hơn. Tham khảo: themuse.comMỗi ngày, bạn đều phải dành hơn 8 tiếng trải qua tại văn phòng trong suốt ít nhất là 30 năm. Vì vậy, đừng chọn cách chịu đựng và thỏa hiệp với burnout để thời gian, công sức của bạn trở nên vô nghĩa. Haymora chúc bạn thành công!
Hội chứng burnout thực sự nghĩa là gì?
Định nghĩa trước đây chỉ là “một trạng thái nghiêm trọng của kiệt sức”. Còn bây giờ, nó đã được phân loại là “một hội chứng được khái niệm là kết quả của việc căng thẳng kinh niên tại nơi làm việc mà chưa được kiểm soát”.
Các dấu hiệu của hội chứng burnout
Trao đổi từ những người đã trải qua tình trạng này trước đó, tựu chung lại, bạn có thể nhận diện một vài triệu chứng phổ biến của burnout như sau: Bạn không còn thấy hứng thú với công việc nữa, bạn dừng mọi nỗ lực, bạn chỉ đang chịu đựng để đạt được hiệu suất công việc,…