Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

Các doanh nghiệp nên ứng đối thế nào khi gặp phải review tiêu cực?

by Nhung Nguyen
14 April, 2020
in Employer Branding
Reading Time: 11 mins read
0
A A
0
Các doanh nghiệp nên ứng đối thế nào với các review tiêu cực
3
SHARES
267
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Trước kỷ nguyên số, chúng ta hầu như dựa vào những chia sẻ và lời khuyên của bạn bè để đưa ra một quyết định mua sắm hoặc tìm việc. Đó có thể chỉ là thông tin chủ quan từ một phía nhưng lại có sức thuyết phục lớn.

Ngày nay, bạn có nhiều yếu tố để xem xét hơn trước khi đưa ra quyết định. Bao gồm tham khảo các website review trực tuyến, danh tiếng thương hiệu, các hoạt động quảng bá công ty thú vị,…

Nghiên cứu từ Power Review năm 2017 đã một lần nữa khẳng định lại sự phụ thuộc ngày càng tăng của khách hàng vào các xếp hạng và đánh giá. Kết quả cho thấy: Có 97% người dùng đọc review trước khi ra quyết định. 89% trong số đó xem đánh giá trực tuyến là một nguồn tham khảo thiết yếu. Đặc biệt, có đến 85% người dùng tìm kiếm những review tiêu cực để đưa ra quyết định sáng suốt.

85% người đọc review tiêu cực để đưa ra quyết định

Tất nhiên, không một doanh nghiệp nào muốn hình ảnh của mình xuất hiện tồi tệ dưới mắt nhìn của người khác. Nhưng ở góc độ nào đó, bạn sẽ thầm cảm ơn những review tiêu cực. Vì chúng có thể là đòn bẩy đưa danh tiếng thương hiệu của bạn thăng hạng.

Lý do bạn nên thoải mái khi nhận review tiêu cực

Những người xem review tiêu cực vì họ muốn biết môi trường làm việc đó tồi tệ đến mức nào? Những trải nghiệm xấu đó ảnh hưởng gì đến điều họ quan tâm khi tham gia vào một doanh nghiệp?

Bên cạnh đó, chúng ta thường có xu hướng ngờ vực đối với những doanh nghiệp quá hoàn mỹ, không có khuyết điểm gì để chê. Bởi vì nghe có vẻ giả tạo và gượng ép. Người xem review cũng trở nên thận trọng hơn với doanh nghiệp bạn.

Vấn đề ở đây là làm thế nào để xác định một đánh giá thực sự đáng tin cậy? Cách tốt nhất bạn nên chọn xem các trang review trực tuyến uy tín, hoạt động theo quy tắc nghiêm ngặt cho phép người dùng đánh giá khách quan. Đồng thời, website đó cũng đảm bảo không miễn cưỡng đưa ra toàn đánh giá tốt và hoàn toàn ẩn đi những đánh giá tiêu cực về một doanh nghiệp nào đó. Chẳng hạn như haymora.com.

Review tiêu cực chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp mà công ty bạn cố gắng xây dựng và duy trì. Tuy nhiên, có phải tất cả chúng đều đáng sợ?

Khi nào bạn không cần quá lo lắng về những review công ty tiêu cực

Thực tế, chúng ta không thể làm hài lòng tất cả mọi người cùng một lúc. Ngay cả những tập đoàn lớn trên thế giới như Marriott, Amazon,…cũng đều nhận phải một vài review tiêu cực trên các website về company review. Hoặc những công ty được liệt kê nằm trong Top nơi làm việc tốt nhất cũng có những bình luận tiêu cực.

Các đánh giá tiêu cực có thực sự đáng sợ?

1. Lời khuyên từ chuyên gia

Lisa Ranguel – nhà sáng lập và giám đốc quản lý tại Chameleon Resume cho rằng: “Khi đọc review, bạn nên xem xét về giọng điệu và chủ đề mà review đó hướng tới. Nếu sự việc phàn nàn nằm trong tầm kiểm soát của nhân viên nhưng họ lại cố đổ lỗi cho nhà quản lý. Nó không có ý nghĩa đe dọa gì đối với thương hiệu nhà tuyển dụng của bạn. Đặc biệt khi bạn là người không bao giờ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác những vấn đề của mình.”

Greg Besner – CEO và là nhà sáng lập nền tảng cho sự gắn kết nhân viên CultureIQ chia sẻ: Có rất nhiều mục đích cho một review tiêu cực. Khi một người đánh giá về một vấn đề cá biệt nào đó, nó có thể xuất phát từ động cơ cá nhân. Nó có thể đại diện cho những người hay bao biện đến lầm đường lạc lối. Hoặc review tiêu cực đó cũng có thể đến từ một nhóm người bất mãn trong công ty. Bạn có quyền nghi ngờ điều gì đó đang xảy ra khi vẫn có rất nhiều nhân viên khác phản hồi tích cực về các chính sách đãi ngộ và môi trường làm việc ở công ty bạn.

Tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể thấy ở các lĩnh vực  sẽ có những vấn đề nhất định tái diễn. Chẳng hạn như: hạn ngạch cho các nhân viên Sale không hợp lý, nhân viên không nhận được đầy đủ hỗ trợ cần thiết,…Tuy nhiên, điều họ phàn nàn có phải xảy ra ở toàn bộ công ty hay chỉ một bộ phận? Có phải giá trị của mỗi người ở công ty đều như nhau? 

2. Một vài ví dụ minh họa về review tiêu cực

Duới đây là một số đánh giá tiêu cực được trích dẫn tại website haymora.com:

Một chuyên viên tư vấn nhân sự tại công ty cung cấp dịch vụ việc làm chia sẻ: “Quy trình của Công ty không rõ ràng, Chính sách luồn lách để chèn ép quyền lợi nhân viên. Cố ý xử lý HDLD chậm để kéo dài thời gian thử việc, vi phạm Luật Lao Động. Không có bất kỳ một văn bản về Nội quy và Chế độ của Công ty. Không thưởng vào dịp lễ. Chi trả lương chậm, không có bất kỳ thông báo và xin lỗi gì về trễ lương. Cách làm việc cảm tính và áp đặt. Cấp quản lý không tiếp nhận góp ý.”

Đánh giá tiêu cực từ nhân viên Kokuen Tenko

Một review tiêu cực khác đến từ nhân viên đã làm việc tại tập đoàn nổi tiếng trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng: “Cần né công ty vì chế độ trả lương quá buồn cười. Chậm lương, quỵt lương, đào tạo trả lương nhưng không làm thì không trả kinh nghiệm học được 1 năm xin sang công ty khác không có tác dụng. Không có ích về lâu về dài”.

Đánh giá Tập đoàn BellSystem 24 - Hoa Sao

Hay một trong những thành viên của tập đoàn nước ngoài nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường và thương hiệu cũng khó tránh khỏi bình luận tiêu cực: “Khi mình đi làm ở đây, ban đầu mọi người đều nói rảnh khi nào thì đi làm khi đó. Nhưng làm 1 hồi sau mới biết nhân sự rất hay ép mình đi làm. Hồi mình làm phỏng vấn viên, có những lần bị hủy bài nhưng không 1 ai báo cho mình lý do vì sao bài nào bị hủy để mình có thể rút kinh nghiệm. Với lại làm ở đây hay bị giam lương.”

Một nhân viên có trải nghiệp không tốt tại Cimigo chia sẻ

Bạn có thể truy cập website haymora.com để xem thêm các review company khác!

4 bước ứng xử đối với các review tiêu cực

Điều tốt quên mau nhưng tiếng xấu khiến chúng ta nhớ rất lâu. Bạn có thể tận dụng điểm này để giúp doanh nghiệp cải chính hình ảnh nổi bật hơn và ghi ấn tượng sâu đậm trong mắt những người tìm việc đang đọc review. Dưới đây là một số gợi ý:

1. Thường xuyên giám sát hình ảnh thương hiệu trực tuyến

Một người mua hàng khi gặp vấn đề không hài lòng. Họ có thể để lại review tiêu cực trên chính webiste hoặc kênh social chính thống của nhãn hàng đó. Và chủ doanh nghiệp có thể quản lý được.

Tuy nhiên với những người review công ty thì không như vậy. Họ tìm đến các trang web chuyên về nhận xét, đánh giá công ty để “xả” cơn giận. Đó là lý do tại sao các doanh nghiệp cần phát triển bộ phận giám sát trên các kênh trực tuyến để có thể phát hiện vấn đề nhanh chóng.

Giám sát hình ảnh thương hiệu

2. Thu thập thông tin về những đánh giá tồi tệ

Chúng ta nên dừng lại một chút và phân tích về các review tiêu cực trước khi hành động. Không có 2 đánh giá nào giống nhau. Vì vậy mỗi sự tương tác, quan điểm và vấn đề đòi hỏi cách tiếp cận khác nhau. Là người quản lý, bạn hãy bắt đầu bằng những câu hỏi tự vấn sau:

  • Tại sao người đánh giá lại để lại review tiêu cực?
  • Giọng điệu review như thế nào? Họ thể hiện sự thất vọng, bối rối, giận dữ hay chán nản?
  • Thông tin nào bạn có thể truy cập về người đánh giá và lịch sử làm việc của họ với doanh nghiệp?
  • Trải nghiệm tồi tệ của họ là một vấn đề riêng biệt hay đại diện cho cả một bộ phận/phòng ban?
  • Ai nên là người trả lời những review này? Và cần tập trung vào những lý giải nào?

3. Đăng tải những phản hồi công khai

Khi đã có nhận định tổng quan về các đánh giá tiêu cực và thu thập được đủ thông tin có sẵn. Đã đến lúc công ty bạn cần đưa ra ý kiến, quan điểm một cách công khai. Đừng quên nhấn mạnh vào các giá trị cam kết thể hiện sự minh bạch của công ty với người lao động. Cần có 2 lưu ý ở đây:

  • Một, vài đánh giá sẽ không yêu cầu một câu trả lời cụ thể (các review không rõ ràng, thù hằn, hoặc giả mạo).
  • Hai, mức độ kiểm soát của bạn phụ thuộc vào nền tảng đánh giá cụ thể.

Một số website về company review sẵn sàng cho phép các công ty vào tương tác trực tiếp. Do đó, các doanh nghiệp có thể chủ động trong việc phản hồi công khai đến đúng người review.

4. Biến tiêu cực trở thành tích cực

Những đánh giá tiêu cực thực sự có thể trở nên tích cực đối với doanh nghiệp bạn. Chẳng hạn, khi một ai đó review về văn hóa công ty bạn làm việc đến mức vắt kiệt sức. Rangel cho rằng: “Một nhà quản lý xuất sắc, biết cách tổ chức và thiết lập ranh giới làm việc thông minh có thể làm tốt. Ngược lại một số khác không biết cách quản lý thời gian sẽ bị ảnh hưởng”.

Chuyển đổi phản hồi tiêu cực thành tích cực

Một ví dụ khác, khi có nhân viên nhận xét rằng tổ chức nơi họ làm việc quá chuyên quyền, chỉ thăng chức cho những ai mà họ thích. “Có thể người để lại review này không giỏi trong khoản kết nối các mối quan hệ, nói cách khác là chính trị nơi công sở”. Thành thật mà nói, chỉ có kẻ ngốc mới phủ nhận “chính trị trong công sở”. Ngược lại, nếu bạn là người kết giao tốt bạn sẽ thăng tiến mạnh mẽ.

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 5 / 5. Vote count: 2

No votes so far! Be the first to rate this post.

Previous Post

Thiết kế lịch trình làm việc hiệu quả giữa khủng hoảng covid-19

Next Post

Điểm chung của những môi trường làm việc hiệu quả – Bài học từ những doanh nghiệp thực tế

Nhung Nguyen

RelatedPosts

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Làm thế nào để xây dựng thành công thương hiệu nhà tuyển dụng cùng Haymora

29 August, 2023
employer branding - thương hiệu nhà tuyển dụng

Employer Branding là gì và tại sao thương hiệu nhà tuyển dụng lại quan trọng?

19 November, 2022
Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

1 October, 2022
Nhân viên giỏi

Nhân viên giỏi mong chờ điều gì từ công ty?

27 April, 2022
5 sai lầm mà một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp có thể mắc phải

5 sai lầm ngớ ngẩn mà một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp cũng có thể mắc phải

17 December, 2020
Doanh nghiệp nên làm thế nào để chiến thắng các đánh giá tiêu cực

Cuộc chiến với các thông tin tiêu cực, doanh nghiệp nên làm sao để nắm phần thắng?

12 November, 2020
Next Post
Điểm chung của những môi trường làm việc hiệu quả

Điểm chung của những môi trường làm việc hiệu quả - Bài học từ những doanh nghiệp thực tế

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In