Được nhà tuyển gọi đi phỏng vấn, đặc biệt là trong một thị trường việc làm cực kỳ khó khăn hiện nay, đã là một thành công. Nhưng tất nhiên, bạn không chỉ muốn có một buổi phỏng vấn rồi thôi mà muốn mình lọt vào các vòng trong và tuyệt vời nhất là nhận được cuộc gọi mời làm việc. Thật không may, nó không phải lúc nào cũng diễn ra theo cách đó. Đôi khi bạn sẽ không nhận được cuộc gọi lại hay phản hồi nào dù buổi phỏng vấn có vẻ khá ổn và điều gì đó hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên cũng có thể do chính bạn là nguyên nhân. Vậy những nguyên nhân đó là gì mà có thể khiến bạn phải trả giá đắt?
Lý do 1: Bạn không chuẩn bị gì cả
Nếu bạn không dành thời gian để nghiên cứu về công ty mà bạn đang ứng tuyển, bạn có thể tạo một ấn tượng không tốt đối với người phỏng vấn bạn. Thật khó chịu khi một người tham dự phỏng vấn không biết gì về hoạt động kinh doanh, lịch sử và sứ mệnh của công ty. Câu hỏi bạn thường gặp là ‘Hãy cho tôi biết bạn biết gì về công ty của chúng tôi và những gì chúng tôi làm.’ Đó là một câu hỏi rất công bằng để xem bạn có nghiên cứu vể công ty để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Bạn sẽ tạo được ấn tượng nếu bạn có thể trình bày rõ ràng các mục tiêu, sứ mệnh và lịch sử của công ty bạn đang ứng tuyển.

Lý do 2: bạn không chuẩn bị các câu hỏi cho mình khi phỏng vấn
Gần như cuối buổi phỏng vấn nào bạn cũng được nghe người phỏng vấn hỏi liệu bạn có câu hỏi cho họ hay không. Và câu hỏi này là một phần quan trọng của cuộc phỏng vấn.
Những người phỏng vấn sẽ đánh giá bạn bằng chất lượng của những câu hỏi bạn đặt ra. Bạn nên chuẩn bị sẵn một loạt câu hỏi cho người phỏng vấn. Hãy chuẩn bị trước và đưa ra ít nhất ba đến bốn câu hỏi với những người phỏng vấn. Đừng ngại có một loạt câu hỏi tương tự nhưng phù hợp với ngữ cảnh cho từng người phỏng vấn bạn. Hãy chắc chắn rằng các câu hỏi có những tác động đến người mà bạn đang phỏng vấn.
Lý do 3: Bạn hỏi về lương, quyền lợi quá sớm
Mặc dù bạn có thể hỏi những câu hỏi này khi bạn tiến xa hơn trong quá trình phỏng vấn, nhưng bạn không nên đưa ra những chủ đề này trong buổi phỏng vấn đầu tiên, hoặc ngay từ đầu buổi phỏng vấn
Cũng giống như hẹn hò, cần có thời gian nhất định trong quá trình phỏng vấn. Trong cuộc phỏng vấn đầu tiên, mối quan hệ vẫn chưa tiến triển đủ để đặt ra những câu hỏi này, điều này được cho là tự phụ. Vì vậy bạn hãy chờ cho đến thời điểm thích hợp
Lý do 4: Bạn tạo ấn tượng không tốt ngay từ đầu
Cũng giống như các cặp đôi, ân tượng đầu tiên đôi khi rất quan trọng (dù không phải lúc nào cũng vậy)
Nếu bạn bắt đầu buổi phỏng vấn với một điều tiêu cực, chẳng hạn như không đến đúng giờ hoặc phàn nàn về thời tiết hoặc một vấn đề gì đó. Chỉ mất khoảng ba giây để tạo ấn tượng với người khác và nếu để lại ấn tượng tiêu cực thì sẽ rất khó để vượt qua.
Lý do 5: Bạn nói xấu công ty cũ
Nói xấu về công ty hoặc người quản lý cũ có thể là một điểm trừ lớn đối các nhà tuyển dụng đang phỏng vấn bạn
Việc thiếu trí tuệ cảm xúc và đọc vị có thể dẫn đến kết quả phỏng vấn kém. Có một ranh giới giữa việc đưa ra những lý do chính đáng để rời khỏi công ty, chẳng hạn như thay đổi lãnh đạo, và công khai nói xấu người quản lý hoặc công ty cũ. Đó không phải là một ấn tượng mang lại hiệu quả tích cực.
Trên những trang web đánh giá công ty như Haymora, có những đánh giá về những điều tiêu cực về công ty hay quản lý nhưng với thái độ xây dựng và lời lẽ chuẩn mực. Bạn nên tham khảo để có thêm kinh nghiệm.
Lý do 6: Bạn giả vờ biết những thứ bạn không thật sự biết
Người phỏng vấn sẽ thích một ứng viên nói ‘Tôi không quen với điều đó’, rồi đưa ra các ví dụ về quá trình học hỏi liên tục, ham muốn được đào tạo và tham gia với các khái niệm mới… hơn là giả vờ họ biết Trung thực là điều quan trọng nhất. Không ai biết tất cả. Chúng ta học hầu hết những gì chúng ta cần trong công việc, vì vậy không có gì xấu hổ khi nói rằng bạn không biết điều gì đó.
Lý do 7: Kinh nghiệm của bạn không hoặc ít liên quan đến vị trí đang tuyển
Chỉ những mô tả trong resume của bạn là không đủ để tìm được một công việc. Bạn phải giải thích kinh nghiệm trước đây của bạn đủ điều kiện như thế nào cho vị trí đang tuyển.
Những người được gọi phỏng vấn cần phải nghiên cứu về trách nhiệm và nhiệm vụ của vị trí đó đang tuyển. Họ cần hiểu mối liên hệ kinh nghiệm, thành tích và câu trả lời của họ với các yêu cầu của vị trí đó. Họ cần cho thấy họ có động lực, là người có định hướng, trình độ chuyên môn và trình độ của họ rõ ràng và quan trọng nhất là phù hợp với vị trí đang tuyển . Người phỏng vấn sẽ nhanh chóng hiểu ứng viên có thể bắt đầu thành công và tích cực hoàn thành trách nhiệm ở vị trí mới.
Lý do 8: Bạn hoặc không đủ hoặc quá tiêu chuẩn của một ứng viên họ cần
Đôi khi, lý do bạn không nhận được phản hồi sau phỏng vấn lại không liên quan gì đến kết quả phỏng vấn của bạn. Lý do có thể là bạn có thể bị đánh bại bởi một ứng viên có năng lực hơn. Hoặc là bạn có thể bị đánh giá quá cao, khiến những người ra quyết định cho rằng bạn sẽ sớm rời bỏ công ty để tìm một thử thách mới, hoặc yêu cầu một mức lương cao quá mức lương họ có thể trả cho bạn.
Lý do 9: Bạn không thể hiện sự nhiệt tình cần có
Người phỏng vấn luôn muốn biết bạn quan tâm thế nào đến con người, đồng nghiệp, công ty mới. Nếu bạn có vẻ không nhiệt tình, tránh giao tiếp bằng mắt, không chuẩn bị hoặc không đặt những câu hỏi có ý nghĩa, điều này có thể cho thấy người phỏng vấn bạn thiếu quan tâm. Và họ sẽ chọn người khác thay vì bạn
Lý do 10: Bạn không hợp với người phỏng vấn
Nghe có vẻ hơi kỳ quặc nhưng nó vẫn thường xảy ra. Đôi khi bạn và người phỏng vấn của bạn sẽ không có một sự phù hợp nhất định. Đây không hẳn là một sai lầm của bạn, nhưng bạn khó có thể tránh khỏi điều này.
Lý do 11: Bạn đưa ra mức lương mong muốn quá cao
Khi thảo luận về mức lương, hãy đảm bảo kỳ vọng của bạn phù hợp với các mức lương khác cho vị trí đang tuyển. Bạn có thể không nhận được cuộc gọi lại nếu mức lương của bạn cao hơn mức công ty sẵn sàng trả, ngay cả khi bạn hoàn hảo cho vai trò này.
Nếu bạn thực sự cần công việc, hãy đảm bảo thỏa hiệp và hài lòng với lời đề nghị ban đầu mà họ có thể cung cấp cho bạn. Cơ hội còn ở phía trước.
Nếu nhà tuyển dụng không đưa ra mức lương trong các tin tuyển dụng, bạn cần tìm hiểu xem mức lương họ sẵn sàng trả cho các vị trí tương tự. Bạn có thể tìm hiểu từ Linkedin, qua bạn bè hoặc những trang web có đánh giá mức lương như Haymora.com
Lý do 12: Vị trí bạn ứng tuyển bị hủy sau phỏng vấn
Trong trường hợp này, một lần nữa, lý do bạn không nhận được cuộc gọi lại hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Đôi khi công việc biến mất với rất nhiều nguyên nhân: ngân sách, dự án thay đổi, tình hình kinh doanh… Đa phần là bạn sẽ không nhận được phản hồi hay thông tin gì từ nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn.
Lý do 13: Bạn không gửi thư cảm ơn sau phỏng vấn
Một email cảm ơn lịch sự, kịp thời sau cuộc phỏng vấn có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.
Bạn nên cảm ơn người phỏng vấn vì đã dành thời gian cho bạn. Hãy nhắc lại sự quan tâm của bạn đối với vị trí bạn ứng tuyển và có thể cho người đó biết bạn đang suy nghĩ về một thách thức cụ thể mà vai trò đó có thể đưa ra và nghĩ về các cách tiếp cận khác nhau mà bạn có thể cân nhắc để giải quyết thách thức. Một điểm quan trọng cần ghi nhớ ở đây, là không gửi cùng một nội dung email cho từng thành viên trong nhóm phỏng vấn. Không có gì lạ khi các thành viên trong nhóm phỏng vấn chia sẻ những email cảm ơn này với nhau, và cũng chẳng có gì để bàn thêm nhiều về bạn.
Kết luận
13 lý do trên chưa phải là tất cả những nguyên nhân bạn không nhận được sự phản hồi sau phỏng vấn. Tuy nhiên đó là những lý do thường gặp nhất. Có những lý do ngoài tầm kiểm soát nhưng đa phần bạn có thể tránh được. Hãy chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn mà tránh những sai lầm đáng tiếc khiến bạn có thể phải hối hận.
Nếu bạn có những lý do nào khác mà bạn nghĩ là quan trọng, hãy để lại bình luận bên dưới nhé.