Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

8 dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong một môi trường làm việc tồi tệ

by Oanh Vo
13 July, 2019
in Môi trường làm việc
Reading Time: 7 mins read
0
A A
0
8 dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong một môi trường làm việc tồi tệ
0
SHARES
394
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Công ty không ghi nhận những ý kiến của bạn, sếp luôn gây áp lực, bạn mất quá nhiều thời gian cho công việc. Lynn Taylor – một chuyên gia về văn hóa công sở cho biết: “Người ta đi làm vì nhiều thứ hơn là lương. Họ muốn cảm thấy đóng góp của mình tạo ra được sự khác biệt. Nếu sếp quan tâm đến sự phát triển và hạnh phúc của họ, họ sẽ cống hiến nhiều hơn.”

Một nơi làm việc tồi tệ có thể có thể bị tạo ra bởi bất kỳ điều gì: Công việc, bầu không khí, con người… và chúng có thể “phá hủy” tinh thần, sức khỏe hay sự nghiệp của bạn.

Cơ thể của chúng ta rất giỏi trong việc nhận biết những gì bất thường. Hãy tự kiểm tra thường xuyên với những câu hỏi sau đây:

  • Bạn có thường xuyên được ngủ đủ giấc?
  • Bạn có thường xuyên phải ăn uống trong tâm trạng quá căng thẳng, hoặc bạn có xu hướng ăn quá nhiều?
  • Bạn có cảm thấy thoải mái khi ở nhà và tại nơi làm việc?…

Nếu câu trả lời không hề ổn chút nào thì đã đến lúc đánh giá môi trường làm việc của bạn để xem chính xác điều gì đang khiến sức khỏe và tinh thần của bạn đang bị ảnh hưởng:

1. Stress, thậm chí là kiệt sức

Rõ ràng, nếu bạn yêu thích nơi mình làm việc, bạn sẽ thấy cực kỳ thoải mái và tâm trạng luôn tích cực. Tuy nhiên, một nơi làm việc tồi tệ sẽ khiến bạn cảm thấy ức chế, mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức do sự căng thẳng có thể tàn phá cơ thể bạn.

2. Mọi người xung quanh như thế nào?

Nhìn xung quanh văn phòng. Có đồng nghiệp nào hạnh phúc khi được làm việc ở đó không? Có ai cười tươi vui vẻ không? Có những cuộc trò chuyện tích cực và lạc quan? … Nếu một nơi làm việc không tốt thì chắc hẳn không chỉ riêng bạn mà những đồng nghiệp khác cũng có biểu hiện giống bạn.

3. Những ý kiến của bạn đều bị phớt lờ

Những công ty chuyên nghiệp sẽ rất khuyến khích sự sáng tạo và chủ động ở nhân viên. Vì vậy , họ luôn muốn nhân viên của mình đóng góp ý kiến, ý tưởng hay ít nhất cũng lắng nghe những gì bạn nói. Tuy nhiên, nếu sếp hoàn toàn không quan tâm đến những gì bạn đưa ra hay cố tình bác bỏ chúng thì bạn khó có thể chứng tỏ bản thân.

4. Bạn luôn phải tự “bơi”

Mới hơn 1 năm đi làm, đảm nhiệm vị trí “Nhân viên kinh doanh”, Thu Hoài chia sẻ: “Sếp mình chỉ quan tâm đến plan và KPI. Team mình có 6 người, 1 trưởng nhóm  và còn lại là những người trẻ như mình. Vì vậy, về kinh nghiệm tụi mình chưa có nhiều. Sếp thường phàn nàn, thậm chí là to tiếng. Nhưng trước giờ team vẫn chưa nhận được hướng dẫn của sếp, tụi mình nhiều khi cảm thấy rất mông lung và áp lực.”

Là một nhân viên, bạn luôn cần người dẫn đường. Nếu người lãnh đạo không dành thời gian hướng dẫn hay hỗ trợ bạn trong công việc, thay vào đó chỉ là yêu cầu ABC thì đó là dấu hiệu đáng báo động. Mặt khác, nếu  họ chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà bỏ qua việc bạn có những khó khăn gì, bạn đã nỗ lực như thế nào thì có thể họ cũng không coi trọng thành công mà bạn đạt được.

5. Mức lương hàng tháng không xứng đáng

So với khối lượng công việc, những công sức bạn đã bỏ ra nhưng mức lương hiện tại lại được trả thấp hơn những gì bạn xứng đáng nhận được thì hãy xem xét đề nghị tăng lương. Tuy nhiên, nếu yêu cầu này của bạn nhanh chóng bị từ chối dù bạn đã dẫn chứng những thành tích của mình thì hãy xem xét có nên gắn bó ở đây lâu dài hay không.

6. Thiếu tin tưởng

Ví dụ, nếu sếp bạn chỉ quan tâm đến giấy tờ của bệnh viện chứng minh bạn nghỉ làm đúng là do ốm, thay vì hỏi thăm sức khỏe và hỏi bạn có cần giúp gì không, điều này chứng tỏ họ chỉ xem bạn như 1 cỗ máy dùng để làm việc thôi.

7. Tin đồn và tin đồn

Mọi người trong công ty bạn dường như chỉ biết riêng bản thân mình và không có tình bạn chân chính giữa các nhân viên. Hay mọi người chỉ biết đấu đá lẫn nhau cũng như gieo những tin đồn thất thiệt? … Vậy bạn nghĩ một nơi làm việc như vậy có khiến bạn vui vẻ không?

8. Từ chối giúp bạn cân bằng cuộc sống – công việc

Khi nhận việc, bạn không nghĩ rằng mình sẽ phải làm tới 60 tiếng mỗi ngày. Vì thế, bạn đề xuất giảm thời gian làm việc tại văn phòng để dành thời gian cho bản thân và gia đình. Nếu công ty từ chối, có thể đây là tín hiệu họ thực sự không quan tâm đến sức khỏe bạn.

Có thể bạn quan tâm: 

Những lợi ích thật sự từ việc kết thân với đồng nghiệp bạn nên biết

3 bước đáp trả khi bạn bị đồng nghiệp đổ trách nhiệm

Vậy đâu là giải pháp dành cho bạn?

Vì cần có thời gian để tìm một công việc mới và bạn không thể nghỉ việc ngay lập tức, hãy tìm cách đối phó với những tình trạng này. Sau đây là những gợi ý dành cho bạn:

  • Tìm đồng minh: Hãy tìm những người cũng đang rơi vào tình cảnh giống như bạn và phát triển tình bạn, sự kết nối giữa các bạn. Hi vọng các bạn sẽ chia sẻ thông tin, tương tác với nhau nhiều hơn.
  • Làm một cái gì đó sau khi làm việc có thể giúp giảm căng thẳng: Đi đến phòng tập thể dục, tham gia một lớp học kỹ năng, ngoại ngữ…. Điều quan trọng là đảm bảo bạn đang sống một cuộc sống trọn vẹn bên ngoài công việc để công việc không phải là điều duy nhất khiến bạn quan tâm.
  • Luôn cho mình bận rộn: Tạo một danh sách có thể giúp bạn tập trung vào các nhiệm vụ của mình thay vì bầu không khí độc hại và cho bạn một lý do để tiếp tục mỗi ngày.
  • Lưu tài liệu cho mọi thứ bạn làm: Lưu email; lưu lại những quyết định từ các cuộc họp; cuộc gọi điện thoại với khách hàng; công việc bạn đang thực hiện; những thành tích bạn đạt được… Nếu bị chỉ trích, bạn cần có những bằng chứng để bảo vệ mình.
  • Bắt đầu chiến lược “Out”: Có thể mọi thứ có thể cải thiện trong công việc của bạn, lúc này bạn có thể xem xét việc ở lại. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, hãy bắt đầu tìm kiếm một công việc mới. Điều này sẽ giúp bạn có biện pháp dự phòng nếu mọi thứ trở nên tồi tệ.

Biết các dấu hiệu của môi trường làm việc tồi tệ và cách xử lý nó sẽ giúp bạn thay đổi và lựa chọn một công ty mới – nơi bạn thực sự thích làm việc.

Theo: Topresume

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 5 / 5. Vote count: 2

No votes so far! Be the first to rate this post.

Previous Post

[VIDEO] Khám phá 5 đãi ngộ đặc biệt Thế giới di động dành cho nhân viên của mình

Next Post

[Phần 1] – Nhận diện Nhà lãnh đạo tiềm năng với 10 câu hỏi phỏng vấn độc đáo

Oanh Vo

RelatedPosts

Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Làm thế nào để xây dựng thành công thương hiệu nhà tuyển dụng cùng Haymora

29 August, 2023
Bạn có thể làm gì để chống lại môi trường làm việc thù địch?

Bạn có thể làm gì để chống lại môi trường làm việc thù địch?

19 November, 2022
Nhân viên giỏi

Nhân viên giỏi mong chờ điều gì từ công ty?

27 April, 2022
xu hướng tuyển dụng 2022

9 xu hướng thu hút và tuyển dụng nhân tài trong năm 2022

5 January, 2022
Nhà lãnh đạo làm gì để tạo môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên?

Nhà lãnh đạo có thể làm gì để tạo ra môi trường làm việc lành mạnh cho nhân viên?

18 December, 2021
Những điều "The Great Resignation" tiết lộ về văn hóa làm việc sai lầm

Những điều làn sóng “đại nghỉ việc” tiết lộ về văn hóa làm việc sai lầm của chúng ta

10 June, 2022
Next Post
[Phần 1] - Nhận diện Nhà lãnh đạo tiềm năng với 10 câu hỏi phỏng vấn độc đáo

[Phần 1] - Nhận diện Nhà lãnh đạo tiềm năng với 10 câu hỏi phỏng vấn độc đáo

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In