Thay đổi công việc thường có thể là một thời gian khó khăn và căng thẳng, nhưng chuyển đổi hoàn toàn sang một ngành khác là một động thái quyết liệt mà nhiều người đã phải suy ngẫm trong một thời gian dài. Dù là lý do gì đi nữa, nếu bạn không còn cảm thấy mình đang làm công việc mình yêu thích nữa, thì có thể đã đến lúc bạn phải thay đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trước khi bỏ việc, bạn nên suy nghĩ cẩn thận để đảm bảo rằng mình đang đưa ra quyết định đúng đắn — và chuẩn bị tinh thần để quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ nhất có thể.
Để giúp bạn ổn định trong công việc mới, bảy sai lầm thay đổi nghề nghiệp sau đây sẽ giúp bạn xác định và tránh những cạm bẫy và thách thức trong khi gặt hái vô số cơ hội từ nghề nghiệp mới của mình.
1. Bối rối giữa chuyển việc với chuyển nghề
Thường có rất nhiều yếu tố thúc đẩy chúng ta đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc sống của mình, đặc biệt là chuyển đổi ngành. Nhưng ở thời điểm quan trọng như vậy trong sự nghiệp, điều quan trọng là bạn phải đánh giá xem điều đó bắt nguồn từ các yếu tố nào? Từ ý muốn của bạn hay là một xu hướng phổ biến trong toàn bộ ngành hiện tại mà bạn đang làm việc .
Nếu thời gian tại trong ngành hiện tại của bạn chứa đầy những thất vọng và thất bại, bạn có thể dễ dàng đưa ra một lựa chọn triệt để đó là tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Nhưng tối thiểu, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã lựa chọn đúng. Hãy tưởng tượng việc chịu đựng thêm áp lực của việc làm lại từ đầu nơi làm việc mới trong một ngành mới để nhận ra rằng các vấn đề bạn phải đối mặt.
Làm thế nào để tránh sai lầm:
Bước tiếp theo là làm rõ liệu điều bạn thực sự cần là một công việc mới hay một nghề nghiệp mới.
Thay đổi công việc là một giải pháp tuyệt vời cho những người có vấn đề liên quan trực tiếp đến những thứ như môi trường làm việc, lãnh đạo, thiếu cơ hội thăng tiến tại công ty hiện tại, lương thấp… Nếu bạn yêu thích công việc hoặc nhiệm vụ bạn đang làm thì chuyển đến một công ty mới đáp ứng nhu cầu và mong muốn của bạn là một lựa chọn đúng đắng, và đó là chuyển việc.
Tuy nhiên, nếu các vấn đề bạn xác định liên quan nhiều hơn đến cảm giác công việc của bạn đơn điệu, bạn đã đạt đến mức tăng trưởng trong ngành hoặc công việc bạn đang làm không phù hợp với giá trị cốt lõi của bạn, thì nhiều khả năng bạn bạn sẽ cần một sự thay đổi nghề nghiệp để thấy được sự cải thiện trong chất lượng nghề nghiệp và cuộc sống của bạn.
Dưới đây là một loạt các câu hỏi cần xem xét để giúp bạn xác định liệu chuyển đổi việc hoặc chuyển đổi nghề nghiệp có nhiều khả năng là con đường tốt nhất cho bạn hay không:
1/ Tự bao giờ bạn cần phải thay đổi?
Không có con số tuần, tháng hoặc năm nào đủ điều kiện để bạn “sẵn sàng” thực hiện thay đổi. Tuy nhiên, thời gian có thể cho thấy bạn cái nhìn sâu sắc về điều gì đang thúc đẩy mong muốn thay đổi của bạn.
Nếu bạn đã cân nhắc thực hiện thay đổi trong nhiều tháng, thì lần đầu tiên bạn bắt đầu cảm thấy không hài lòng với tình hình hiện tại của mình là khi nào? Điều gì đã khiến bạn nghĩ về điều đó? Có phải vì bạn nghe kể đang nghe về cơ hội mới của một đồng nghiệp đã chuyển nghề? Hay bạn được giao cho một dự án mà bạn chẳng muốn tham gia? Có phải bạn phải thường xuyên hủy các cuốc hẹn với bạn bè vì còn quá nhiều việc phải làm?
Nếu câu trả lời liên quan nhiều hơn đến văn hóa nơi làm việc của bạn (chẳng hạn như làm việc quá sức hoặc dự án bạn cảm thấy không hứng thú), thì đó có thể là dấu hiệu để tập trung vào một công việc mới trong một môi trường phù hợp với bạn hơn.
Nếu câu trả lời của bạn liên quan nhiều hơn đến công việc bạn làm (chẳng hạn như nhận ra bạn không thích ngành, bạn không thấy cơ hội cho mình lâu dài trong lĩnh vực này, v.v.), thì nhiều khả năng là bạn đã sẵn sàng cho một sự thay đổi nghề nghiệp.
2/ Khi nào cảm xúc của bạn mạnh nhất về thay đổi nghề nghiệp?
Câu hỏi này giúp bạn xác định điều gì khiến bạn bất mãn và căng thẳng. Bạn có cảm thấy muốn nghỉ việc nhất khi sếp lại thay đổi các ưu tiên với bạn không? Thay đổi công việc có thể giúp giải quyết căng thẳng đó.
Bạn không muốn ra khỏi giường vì lo lắng về các việc cần làm trong ngày của bạn khiến bạn suy nhược? Biết được khối lượng công việc là cá biệt đối với công ty của bạn hay là điểm chung trong ngành sẽ giúp bạn xem xét lộ trình nào phù hợp nhất với bạn.
Bạn có ghen tị khi thấy người khác thành công trong sự nghiệp trong một ngành khác mà bạn hằng mong ước nhưng chưa bao giờ thử không? Có lẽ đã đến lúc bạn thay đổi sự nghiệp và bắt đầu cho chính mình
3/Bạn cảm thấy như thế nào về những dự án mà bạn phải thực hiện hoặc những dự án đang diễn ra trong công ty của bạn?
Câu hỏi này cho thấy một điểm khác biệt quan trọng. Sự khác biệt giữa công việc thực tế bạn làm và công việc bạn được đề cập khi được tuyển dụng tại công ty của bạn.
Bạn thấy quá nhàm chán hoặc bị vùi dập bởi công việc của mình? Trong trường hợp này bạn nên tìm những công việc chuyên môn khác để chuyển, khác ngành hoặc thậm chí tại cùng công ty của bạn hoặc khác công ty nhưng cùng ngành. Đây vẫn được coi là một sự thay đổi nghề nghiệp, bởi vì bản chất và quỹ đạo sự nghiệp của bạn sẽ thay đổi mặc dù bạn đang ở trong cùng một tổ chức hoặc ngành.
Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng các dự án và kỹ năng bạn thực hiện là thú vị hoặc động lực nhất đối với bạn, thì việc thay đổi công việc sang một môi trường khác cho phép bạn làm việc trong các dự án tương tự có thể là con đường tốt nhất.
4/ Bạn có hình dung việc thăng tiến hoàn hảo của mình sẽ như thế nào không?
Bạn không hài lòng trong hoàn cảnh hiện tại của mình. Tuy nhiên, bạn có hình dung được sự thăng tiến hoặc công việc hoàn hảo của bạn sẽ như thế nào không? Nếu có, điều này có thể giúp bạn có những quyết định đúng
Bạn có thấy mọi người trong công ty hoặc ngành của bạn đang làm đúng công việc mơ ước của bạn không? Điều đó có nghĩa là có một con đường cho bạn. Thay đổi công việc thông qua việc thăng chức tại công ty của bạn hoặc bằng cách ứng tuyển vào một vị trí cấp cao hơn ở một công ty khác là cách tốt nhất để bắt đầu biến điều này thành hiện thực.
Bạn có lúng túng không biết công việc mơ ước của mình trông như thế nào hay tìm một vai trò cho phép bạn kết hợp tất cả các yếu tố mà bạn yêu thích? Có nhiều khả năng bạn cần thay đổi nghề nghiệp và thực hiện một số khám phá về những lựa chọn hiện có.
Nếu bạn nhận ra rằng bạn không muốn công việc của đồng nghiệp, công việc của sếp hoặc công việc sếp của sếp – thì đó chắc chắn là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải nhìn ra bên ngoài sự nghiệp hiện tại của mình để tìm một công việc phù hợp hơn cho bản thân.
5/ Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu ngày mai lĩnh vực của bạn không còn tồn tại?
Câu hỏi này chỉ là phụ trợ thêm. Tuy nhiên, với Covid, chúng ta đều bị sốc khi mọi thứ có thể thay đổi trong một thời gian ngắn. Nếu lĩnh vực hoặc ngành của bạn biến mất, hoặc trở nên không còn phù hợp vào ngày mai, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
Bạn có thấy thất vọng khi bạn không còn được phục vụ các khách hàng hiện tại hoặc sử dụng kiến thức cụ thể liên quan đến ngành của bạn không? Nếu vậy, thay đổi công việc có lẽ là con đường tốt nhất của bạn.
Nếu thế giới của bạn không bị lung lay và đặc biệt nếu bạn coi sự thay đổi là cơ hội để học hỏi điều gì đó mới, thì bạn có thể sẽ có những điều tốt nhất bằng cách thay đổi nghề nghiệp.
2. Không có kế hoạch tài chính
Có lẽ cuối cùng bạn đã quyết định rằng đã đến lúc cần có một bước nhảy vọt để thay đổi nghề nghiệp và theo đuổi đam mê thực sự của mình. Điều đó nghe có vẻ dũng cảm và đầy hứa hẹn. Tuy vậy việc không đảm bảo tài chính của bạn ổn định trước khi thay đổi có thể gây thêm áp lực trong một trong những giai đoạn căng thẳng nhất trong cuộc đời bạn.
Bắt đầu công việc mới thường đồng nghĩa với việc giảm lương một cách đáng kể, đồng thời mang thêm những lo lắng như thời gian thử việc. Điều này thường dẫn đến một giai đoạn bất ổn về tài chính. Việc cầm cự quá lâu với những hóa đơn thanh toán có thể khiến bạn thêm lo lắng.
Làm thế nào để tránh sai lầm:
Khi thay đổi nghề nghiệp, các chuyên gia cho rằng bạn nên tiết kiệm ít nhất từ ba đến sáu tháng chi phí sinh hoạt trung bình của mình, hoặc gấp đôi số tiền đó và hơn thế nữa nếu bạn có người phụ thuộc. Ngoài ra bạn nên:
- Lập ngân sách chi tiêu chặt chẽ trước và trong khi thay đổi nghề nghiệp
- Tăng cường các công việc tự do ngoài công việc chính (nhưng hãy cẩn thận vì nó có thể làm cho bạn kiệt sức)
- Cố gắng giảm các khoản nợ của bạn nhiều nhất có thể bằng cách thanh toán các khoản vay và hóa đơn thẻ tín dụng
3. Bắt đầu sự nghiệp chỉ vì lương và quyền lợi
Bất kể ngành của chúng ta là gì, chúng ta đều dễ dàng bị thu hút bởi sự quyến rũ và hào nhoáng của một số ngành khác nhất định. Với những câu chuyện về lương bổng, thu nhập, quyền lợi ở các ngành khác có thể làm bạn chuyển đổi nghề nghiệp với sự liều lĩnh.
Trước khi lên đường đến những miền đất hứa của những ngành công nghiệp hấp dẫn nhất, bạn nên biết rằng những đặc quyền này thường đi kèm với sự đánh đổi như đào thải sớm, tính cạnh tranh cao.
Làm thế nào để tránh sai lầm:
- Kiểm tra các đánh giá trên Haymora.com để tìm hiểu thêm về các khía cạnh khác của công ty ngoài mức lương
- Đặt các câu hỏi có chủ đích về văn hóa làm việc ngoài giờ trong cuộc phỏng vấn
- Cuối cùng, hãy dành thêm thời gian để đánh giá lại mục tiêu và quỹ đạo cuộc sống của bạn bằng cách dành thời gian theo đuổi các dự án cá nhân thay vì chuyển đổi ngay lập tức
4. Không cân nhắc thăng tiến nghề nghiệp sau khi gia nhập công ty mới
Hãy hình dung điều này: cuối cùng thì bạn cũng đã chuyển sang một nghề nghiệp khác và tất cả đều tốt đẹp cho đến khi bạn thấy mình bị mắc kẹt tương tự như khi còn ở nghề nghiệp cũ vào năm năm sau. Đặc biệt nếu bạn đã rời bỏ sự nghiệp trước đây của mình để tìm kiếm sự phát triển cá nhân, điều này đặc biệt gây khó chịu . Tuy nhiên bạ vẫn có thể tránh được bằng cách nghiên cứu trước các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Nhiều người quên một thực tế rằng bạn thực tế phải bắt đầu lại từ đầu khi chuyển đổi nghề nghiệp, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra xem các kỹ năng hiện tại của bạn có thể giúp bạn phát triển hay ít nhất là tồn tại trong ngành công nghiệp mới hay không. Không nghiên cứu các lợi ích và văn hóa làm việc trong ngành mới của bạn có thể dẫn đến những cú va chạm khó chịu sau khi bạn đã thay đổi.
Làm thế nào để tránh sai lầm:
Kết nối với những người tiền nhiệm trong công ty của bạn thông qua các nền tảng như LinkedIn để xem liệu họ có tiến bộ hơn trong các vai trò mới hay không. Bạn cũng có thể so sánh mô tả công việc về vai trò mong muốn của bạn với CV của bạn để xem có những khoảng trống nào, sau đó lập kế hoạch để đạt được các kỹ năng và trình độ cần thiết để đạt được công việc mơ ước.
5. Chọn ngành đang suy giảm
Bạn không cần phải là một nhà đầu tư siêu việt hay một chuyên gia về nghề nghiệp để hiểu biết để tìm ra ngành nào đang bùng nổ và ngành nào đang suy giảm. Chuyển đổi nghề nghiệp là một cơ hội tuyệt vời để tận dụng tốc độ phát triển nhanh hơn. Vì vậy, việc tìm kiếm các công ty trong các ngành đang mở rộng có thể tăng cơ hội thăng tiến và thăng tiến trong sự nghiệp của bạn.
Nhưng trong khi việc đầu quân cho các công ty công nghệ mới nhất, sáng tạo nhất có thể rất hấp dẫn, một số ngành nghề xưa cũ vẫn có nhiều tăng trưởng. Ví dụ, ngành sản xuất hay bán lẻ vẫn rất cần nhiều nhân lực. Vì vậy, quan trọng là ngành đó có cơ hội phát triển hay không chứ không quan trọng là ngành thời thượng hay truyền thống.
Làm thế nào để tránh sai lầm:
Theo dõi các nhu cầu tuyển dụng trên các mạng xã hội như Linkedin. Bạn cũng nên theo dõi các kênh về kinh tế để biết sự tăng trưởng của các ngành.
6. Résume của bạn không phù hợp với ngành mới
Một sai lầm khó có thể được chấp nhận khi resume của bạn vẫn như người yêu cũ trong quá trình tìm kiếm việc làm cho một vai trò mới. Đặc biệt khi thay đổi ngành, việc sao chép và dán sẽ làm cho resume của bạn thiếu các từ khóa chuyên biệt cho các kỹ năng và năng lực phù hợp với ngành mới, có nghĩa là nó có thể bị lọc ra sớm trong quá trình tuyển dụng.
Thay vào đó, hãy tập trung vào việc làm nổi bật các kỹ năng có thể chuyển giao của bạn và phản ánh sự hiểu biết về ngành và công ty mới cũng như cách bạn có thể mang lại một góc nhìn mới. Bằng cách này, kinh nghiệm độc đáo của bạn sẽ giúp bạn nổi bật so với lĩnh vực ứng tuyển.
Làm thế nào để tránh sai lầm:
- Nghiên cứu ngành nghề mà bạn muốn chuyển để biết về những thay đổi cần thực hiện đối với resume của bạn, tùy thuộc vào mô tả công việc.
- Xác định các từ khóa về kỹ năng thường xuất hiện trên mô tả công việc của công việc mới.
- Tìm hiểu cách tạo resume cho nghề nghiệp mục tiêu và tối ưu hóa thông qua nội dung chi tiết.
7. Bỏ việc khi chưa có việc làm
Hầu hết chúng ta đều tránh những khoảng trống trong CV của mình vì nó có thể khiến các nhà tuyển dụng tiềm năng đặt dấu hỏi. Nhưng vấn đề chính của việc bạn bỏ việc trước khi có công việc tiếp theo là việc đàm phán lương và phúc lợi trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa, những lỗ hổng trong quá trình làm việc của bạn cũng mang tính chủ quan cao, hầu hết các chuyên gia nhân sự đều tìm cách hiểu lý do tạm dừng. Ví dụ: việc phải nghỉ để theo đuổi một chương trình học hoặc chăm sóc cha mẹ già thường được coi là những lý do hợp lệ. Tuy vậy, có một khoảng lặng mà không có lý do sẽ làm cho bạn mất điểm.
Làm thế nào để tránh sai lầm:
Đảm bảo rằng lịch sử việc làm của bạn đầy đủ nhất có thể, lấp đầy khoảng trống bằng cách tham gia các dự án, các công việc tự do và các khóa học để cho thấy cam kết của bạn đối với sự nghiệp của mình. Hãy cố gắng đảm bảo một công việc trước khi rời bỏ công việc hiện tại. Bằng cách đó, bạn có vị trí tốt hơn để thương lượng về các đặc quyền, đồng thời đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn.
Và cuối cùng
Tùy thuộc mỗi người, mỗi hoàn cảnh, nghề nghiệp, quan điểm, công việc hiện tại.. chúng ta có lý do để duy trì công việc hiện tại, thay đổi công việc hoặc thay đổi nghề nghiệp. Nếu bạn thật sự muốn thay đổi, hãy dành thời gian để đánh giá và quyết định những gì cần làm. Tham khảo ý kiến của những người bạn tin tưởng , gia đình, bạn bè, chuyên gia và những người khác, khi bạn có thể. Hãy suy ngẫm và cân nhắc, sau đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho bạn trong những ngày tháng tới.
Thông tin tham khảo cho bài viết:
1/ Do you need a job change, or career change
2/7 Career Change Mistakes That Might Sabo Your Future & How To Avoid Them When Starting Anew