Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

7 điều chuẩn bị trước thềm phỏng vấn bạn cần biết: Năm 2020, hãy chiến thắng bằng sự khác biệt

by Nhung Nguyen
17 February, 2020
in Kinh nghiệm phỏng vấn - Interview
Reading Time: 14 mins read
0
A A
0
7 điều chuẩn bị phỏng vấn bạn cần biết để tạo nên sự khác biệt
1
SHARES
39
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Mạng lưới quan hệ, những cố gắng về một chiếc resume hoàn hảo đã mang bạn đến với buổi phỏng vấn. Và việc bạn có tiến gần hơn đến lời mời làm việc hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự tự tin cũng như khả năng ứng biến của mình. Vậy tại sao bạn không lên kế hoạch chuẩn bị thật tốt để tỏa sáng ở buổi phỏng vấn?

Thực tế, hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao ứng viên có sự chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn. Nó thể hiện bạn rất quan tâm và mong muốn làm việc tại công ty. Đồng thời người phỏng vấn cũng có cơ sở nhận định về chất lượng công việc mà bạn có thể đảm nhận.

Bên cạnh đó, việc chuẩn bị phỏng vấn cũng là cơ hội để thu thập thông tin, giúp bạn đưa ra phán đoán thông minh về việc có nên làm việc cho doanh nghiệp này hay không. 

7 điều chuẩn bị phỏng vấn bạn cần biết để tạo nên sự khác biệt

Hãy chắc chắn bạn có thể vượt qua những câu hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn

Những câu hỏi phỏng vấn tiêu chuẩn thường xuất hiện trong các buổi phỏng vấn có thể kể đến như: Hãy giới thiệu về bạn? Hãy nói về điểm mạnh và điểm yếu của bạn? Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?…

Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm hướng dẫn trả lời trên Internet để viết ra câu trả lời của riêng bạn. Và cuối cùng, thực hành với bạn bè hoặc tập nói trước gương cho đến khi thuần thục và tự tin nhất có thể. Đó cũng chính là chìa khóa đưa bạn đến kết quả thành công.

7 bước chuẩn bị phỏng vấn bạn cần biết

Hãy khiến các nhà tuyển dụng ấn tượng với bạn bằng việc hiểu biết rộng các thông tin về công việc, tổ chức, đối thủ cạnh tranh, khu vực hoạt động và cả ngành công nghiệp của họ.

Sự chuẩn bị phỏng vấn bao gồm nghiên cứu tổ chức, “theo dõi” tin tức từ doanh nghiệp và cả thăm dò những nhân viên đã  hoặc đang làm việc tại đó. Tất nhiên, Internet sẽ cung cấp cho người tìm việc rất nhiều thông tin. Điều bạn cần làm là chọn lọc những gì hữu ích thực sự cho buổi phỏng vấn sắp tới. Dưới đây là gợi ý 7 bước chuẩn bị từ Haymora:

7 điều chuẩn bị phỏng vấn bạn cần biết để tạo nên sự khác biệt

1. Phân tích thật cẩn thận mô tả công việc

Nhiều người thường bỏ qua bước này một cách dễ dàng. Nhưng nếu bạn cũng như vậy, đó là một sai lầm chết người!

Khi nhận được thư mời hẹn phỏng vấn, bạn nên yêu cầu nhà tuyển dụng gửi một bản mô tả công việc. Sau đó đọc kỹ từng từ một và chú ý những điểm sau:

  • Họ mô tả doanh nghiệp mình như thế nào?
  • Yêu cầu công việc, bao gồm: Kinh nghiệm, kỹ năng, bằng cấp cần thiết cho vị trí đó
  • Những nhiệm vụ công việc: Nhân viên tại vị trí này sẽ chịu những trách nhiệm gì?
  • Những điều gì mà nhà tuyển dụng ưu tiên: Một số kỹ năng, kinh nghiệm không được đề cập trực tiếp trong yêu cầu công việc nhưng nếu bạn có chúng, đó lại là một điểm cộng lớn.

Bạn nên xây dựng một danh sách câu hỏi và thực hành trả lời để xác định khả năng có thể đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng ra sao. Chúng sẽ là minh chứng cụ thể cho thấy bạn có phải là ứng viên lý tưởng hay không.

Thêm vào đó, bạn cũng đừng cho rằng những yêu cầu công việc và nhiệm vụ nhất thiết phải được sắp xếp theo thứ tự quan trọng. Theo thường lệ sẽ là như vậy. Nhưng đôi khi chúng không theo thứ tự mà người phỏng vấn mong muốn. Vì vậy bạn chỉ cần tập trung vào điểm mạnh của mình mà thôi!

2. Chuẩn bị một vài ví dụ cụ thể mô tả những thành tựu đạt được

Việc nói rằng bạn rất thành thạo một cái gì đó không mang lại hiệu quả bằng việc chia sẻ một kết quả chứng minh trình độ của bạn. Bạn nên mô tả những tình huống mà bạn đã thành công khi dùng những kỹ năng đó. Tốt nhất là bạn nên thể hiện nó như một câu chuyện.

Hãy nghĩ về những lúc bạn đã thành công vượt qua một tình huống khó khăn hoặc thách thức nào đó. Nếu có thể, hãy tập trung mô tả những tình huống thành công có liên quan đến những gì mà công việc hiện tại đang yêu cầu. Chẳng hạn như:

  • Giải quyết một vấn đề, ở vai trò chính hoặc phụ
  • Tạo ra một quy trình mới
  • Lãnh đạo một nhóm (khi bạn ở trong vai trò trưởng nhóm hoặc được ủy thác lãnh đạo)
  • Quản lý một tình huống (với vai trò là người lãnh đạo hoặc không)
  • Đã làm một điều gì đó mang tính thúc đẩy, sáng tạo

Đừng quên đề cập đến việc những thành tích của bạn đã góp phần giúp sếp gia tăng lợi nhuận, giảm chi phí, cải thiện sự hài lòng của khách hàng cũng như nhân viên. Hoặc, cung cấp một số lợi ích lớn khác cho doanh nghiệp của bạn tại thời điểm đó. Sau đó, hãy áp dụng công thức STAR cho việc mô tả này:

  • S – Situation: Bối cảnh và hoàn cảnh xảy ra sự việc
  • T – Task: Vấn đề hoặc mục tiêu mà bạn đang nỗ lực để đạt được
  • A – Action: Những gì bạn đã làm để hoàn thành nhiệm vụ thành công
  • R – Result: Hướng giải quyết thành công của tình huống

Bạn cũng có thể tham khảo các câu chuyện STAR thông qua cuốn sách “Be a STAR in Your Next Job Interview”. Một điều tuyệt vời nữa là nguyên lý STAR cũng có thể được áp dụng với nhiều câu hỏi khác nhau của nhà tuyển dụng.

7 điều chuẩn bị phỏng vấn bạn cần biết để tạo nên sự khác biệt

3. Ghé thăm website của công ty

Hầu hết các doanh nghiệp đều tạo dựng cho mình một website, nơi họ “show” những thông tin về tổ chức, những gì họ nói với thế giới, với đối tác/khách hàng tiềm năng về họ. Nghiên cứu trang chủ webiste, nhưng không phải chỉ dừng lại ở đó. Ngoài phần giới thiệu và thông tin liên hệ, bạn cũng cần phải xem xét một vài trang khác như:

  • Biết ngành công nghiệp hoặc mục đích của doanh nghiệp. Hãy chắc chắn rằng đó là những gì bạn mong đợi và khao khát được tham gia vào.
  • Làm quen với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Biết tên thương hiệu (nếu có), hoặc ít nhất là mục đích, chức năng.
  • Kiểm tra các trang báo, thông cáo báo chí và những tin tức mới nhất về công ty.
  • Tìm kiếm những gương mặt cấp cao, chủ doanh nghiệp hoặc những nhân viên nổi bật của công ty. Bạn có quen biết với ai trong số họ không?
  • Công ty đặt văn phòng/nhà máy tại khu vực nào?
  • Họ có đăng tin tuyển dụng công khai/họ đăng tin tuyển dụng ở đâu?

Thông tin trên website có thể mang đến cho bạn những câu hỏi, mối quan tâm mà bạn có thể thu thập và đặt vấn đề với nhà tuyển dụng khi được họ yêu cầu “bạn có thắc mắc gì về công ty chúng tôi không?”.

4. Tìm hiểu thông tin công ty trên Linkedin, Facebook

Dĩ nhiên, với bước 3 ở trên bạn sẽ dễ dàng tìm thấy liên kết đến các trang mạng xã hội của doanh nghiệp như Facebook, Linkedin, Twitter,…Dù ở website, bạn đã có được kha khá thông tin cần biết về nơi mình muốn làm việc sắp tới. Tuy nhiên, những liên kết này vẫn là nơi lý tưởng để bạn tìm thấy thêm nhiều thông tin có thể cần thiết để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.

Mạng xã hội dường như đã trở thành một kênh thông tin không thể thiếu của các doanh nghiệp, đặc biệt là Facebook – Nơi họ có thể chia sẻ các tin tức, video, sự kiện, hình ảnh của cả công ty hay về sản phẩm/dịch vụ.

Ngoài ra, trong những năm gần đây, Linkedin gần như trở thành một trang tuyển dụng hoàn hảo. Một nơi để các doanh nghiệp cập nhật dòng sự kiện và tạo dựng thương hiệu tuyển dụng của mình. Tại Linkedin bạn còn có thể tìm thấy những người đang làm việc và có kết nối với tổ chức đó. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn được nghe chia sẻ những trải nghiệm thực tế từ chính những nhân viên này?

Hãy “Follow” công ty để cập nhật những tin tức hằng ngày từ họ. Bạn có biết những công ty trên Linkedin thường rất chú ý đến những người “Follow” họ? Đó có thể là một cách hay ho để bắt đầu một mối quan hệ đấy!

5. Đừng bỏ qua các trang web chuyên review công ty 

Haymora, Glassdoor, Vault và một số trang web chuyên về review công ty khác trên thế giới được xem là một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy. Bởi lẽ những thông tin review về doanh nghiệp đều được chia sẻ thực tế từ những nhân viên đã hoặc đang làm việc tại đó.

Tại những website này, bạn có thể dễ dang tham khảo được các thông tin về văn hóa con người, quy trình tuyển dụng, mức lương thưởng cùng những chính sách đãi ngộ thực tế của doanh nghiệp.

Trong nhiều trường hợp, các thông tin này được cung cấp bởi những nhân viên bất mãn với công ty. Hoặc bất mãn với một cá nhân bất kỳ vì nhiều lý do. Hoặc các chính sách đã được thay đổi do thời điểm ngời đánh giá đã quá lâu nên không thể đảm bảo tính chính xác. Vì vậy hãy luôn ghi nhớ chỉ sử dụng các thông tin này với mục đích tham khảo.

7 điều chuẩn bị phỏng vấn bạn cần biết để tạo nên sự khác biệt

6. Chuẩn bị cho câu hỏi về kỳ vọng mức lương và kỹ năng đàm phán

Bạn hầu như có thể phỏng vấn thành công đến 80% khi nhà tuyển dụng tiếp tục nói chuyện với bạn về mức lương. Đây cũng là lúc nên đặt lý trí lên hàng đầu. Đừng tùy tiện nói hay quyết định một điều gì đó chỉ vì cảm xúc cho rằng bạn nên như vậy.

Ở đây, chúng tôi gợi ý bạn 3 bước quan trọng trong đàm phán lương:

  • Biết mục tiêu lương của bạn là bao nhiêu?

Mục tiêu lương phải dựa trên những con số bạn nghiên cứu ở vị trí công việc này và nhà tuyển dụng này. Không phải dựa trên lịch sử tiền lương của bạn.

Mức lương hiện tại hoặc gần đây của bạn không liên quan gì đến con số bạn sắp trao đổi với người phỏng vấn. Ngay cả khi chức danh công việc giống nhau. Nhưng những gì họ phải trả cho bạn sẽ được dựa trên những yêu cầu, quy trình và tài lực của họ.

Đừng quên ghé thăm mục đánh giá lương trên các trang review để tìm hiểu thêm thông tin về chính sách lương cho từng vị trí công việc.

  • Chuẩn bị các “Option” để gia tăng thu nhập cho bạn hoặc bù đắp các chi phí

Tiền lương chỉ là một phần trong toàn bộ thu nhập (Chúng bao gồm: Các kỳ nghỉ lễ, nghỉ phép, ốm đau, bảo hiểm, cổ phiếu, thâm niên,…).

Nếu bạn ứng tuyển cho vị trí nhân viên kinh doanh, tổng thu nhập của bạn chắc chắn sẽ có thêm các khoản tiền thưởng và hoa hồng. Ngoài ra, một số lợi ích khác như trợ cấp học phí, phụ cấp đi lại, ăn trưa cũng là những khoản gia tăng thu nhập đáng kể thay cho việc phải trả một mức lương cao hơn.

  • Xác định con số tối thiểu chấp nhận được

Nếu nhà tuyển dụng chỉ trả cho bạn mức lương thấp hơn con số tối thiểu này, bạn có thể kết thúc đàm phán của mình. Tất nhiên đây không phải là một con số được đặt ra một cách vô tội vạ, không có căn cứ nào cả nếu bạn không muốn bị cho vào “danh sách đen” của các nhà tuyển dụng.

Và xin được nhắc lại, lịch sử tiền lương của bạn là thứ không liên quan trong khi đàm phán. Khi người phỏng vấn hỏi bạn về mức lương hiện tại, hãy từ chối trả lời câu hỏi này. Bởi vì cái họ cần là tập trung vào những điểm mạnh của ứng viên, năng lực đáp công việc của họ. Chứ không phải dựa vào những gì người sử dụng lao động trước đây đã trả.

7. Dành thời gian khảo sát địa điểm phỏng vấn trước

Nhiều ứng viên khá chủ quan khi tin tưởng hoàn toàn vào Google Map. Tuy nhiên Haymora khuyên bạn nên dành thời gian đi đến địa điểm phỏng vấn trước và bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích như:

  • Khoảng cách từ nhà đến nơi phỏng vấn có xa không?
  • Ước lượng cần bao nhiêu thời gian để di chuyển?
  • Có thường xuyên xảy ra kẹt xe trong khung giờ bạn phỏng vấn không?
  • Công ty có bãi đậu xe gần hay xa?
  • Công ty có ở khu vực an ninh hay không?
  • Nên chọn trang phục như thế nào cho phù hợp?
  • Và mấu chốt, đây có phải giống như một nơi mà bạn sẽ hạnh phúc khi làm việc tại đây hay không?

Benjiamin Franklin đã từng nói: “ Thất bại trong chuẩn bị có nghĩa là bạn chuẩn bị để thất bại!”. Và điều đó cũng áp dụng tương tự trong trường hợp này. Nếu bạn có một sự chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn, bạn chắc chắn sẽ có cơ hội trúng tuyển cao hơn. Haymora chúc bạn thành công!

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 5 / 5. Vote count: 1

No votes so far! Be the first to rate this post.

Previous Post

Quên cân bằng công việc cuộc sống đi & tập trung vào năng suất, bạn sẽ có nhiều thời gian rảnh

Next Post

Là người tìm việc thông minh, bạn cần biết 7 kiểu công ty KHÔNG bao giờ nên làm việc

Nhung Nguyen

RelatedPosts

Bạn có phải là chuyên gia trong đàm phán lương? Thử bài test này ngay

Bạn có phải là một chuyên gia trong đàm phán lương? Thử bài test này ngay!!!

14 June, 2022
Thư mời nhận việc

Cách xử lý khi nhận được thư mời nhận việc khi vẫn còn phỏng vấn nơi khác

24 March, 2022
Những câu hỏi sau phỏng vấn, chúng có thể giúp bạn nhận được "Offer"

Những câu hỏi phát sinh sau phỏng vấn, chúng có thể giúp bạn nhận được “Offer”

25 November, 2021
câu hỏi phỏng vấn cân bằng công việc cuộc sống

10 câu hỏi phỏng vấn cần hỏi để đánh giá sự cân bằng công việc và cuộc sống của một công ty

8 October, 2021
bạn có phỏng vấn với công ty khác

Làm thế nào để trả lời ‘Bạn có đang phỏng vấn với các công ty khác?’ trong buổi phỏng vấn

16 July, 2021
phản hồi sau phỏng vấn

13 lý do bạn không được nhà tuyển dụng gọi lại sau phỏng vấn

3 November, 2021
Next Post
7 kiểu công ty người tìm việc thông minh không bao giờ chọn làm việc

Là người tìm việc thông minh, bạn cần biết 7 kiểu công ty KHÔNG bao giờ nên làm việc

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In