Người ta thường nói rằng nhân viên không từ bỏ công ty, họ chỉ bỏ sếp của mình. Thật không may đó lại là sự thật. Hãy suy nghĩ về vài công việc cuối cùng mà bạn đã làm. Điều gì khiến bạn bỏ cuộc? Hoặc thậm chí tồi tệ hơn, bạn vẫn ở lại nhưng lại ghét công việc bạn làm mỗi ngày? Nhiều khả năng là do quản lý của bạn không tốt. Dưới đây là một số đặc điểm nhận diện một vị quản lý “kém cỏi”:
1. Thiếu tính xác thực
Những nhà quản lý quá chính trị cũng thường được xem là nguy hiểm và thiếu trung thực. Nhân viên chỉ muốn làm việc với những vị sếp chú trọng đến việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm, tổ chức chứ không phải chỉ vì những hoạt động mang tính chính trị và tư lợi. Nhân viên cũng sẽ tin tưởng những vị sếp biết quan tâm đến sự phát triển của nhóm.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời cùng Haymora
- Bạn là ai ? Nhà quản lý hay lãnh đạo ?
- Điều gì tạo nên một công ty có nền văn hóa tuyệt vời ?
2. Thiếu tầm nhìn
Hầu hết chúng ta đều muốn làm việc trong một công ty có định hướng rõ ràng. Làm những việc quan trọng, có ý nghĩa và những công việc giúp hứng thú, say mê. Các nhà lãnh đạo và nhà quản lý thành công nhất đều là những người có tầm nhìn rõ ràng và say mê hứng thú về một công việc, dự án nào đó có ý nghĩa của công ty. Họ biết nơi họ đang đi và họ truyền cảm hứng cho cả nhóm đi cùng họ trong một hành trình dài để tạo nên sự khác biệt và thành công cho cả nhóm.
Khi cả nhà quản lý và lãnh đạo đều thiếu tầm nhìn, thiếu say mê trong công việc thì công ty đó chỉ giống như một cỗ máy, trở thành những công việc buồn tẻ, thụ động.
3. Thích quản lý các con số hơn là con người
Sếp tồi tập trung toàn bộ năng lượng để đảm bảo rằng, các con số được đưa ra là “ngon lành”. Cho dù điều đó đồng nghĩa với việc thay đổi các con số.
Không giống như vậy, sếp thông minh biết, cách hiệu quả duy nhất để có được những con số tốt là giúp nhân viên của mình tạo ra con số của chính họ.
Ngược lại, các nhà lãnh đạo và nhà quản lý thực sự quan tâm đến từng cá nhân trong nhóm của họ. Họ tập trung vào thành công của nhân viên, tăng trưởng và phát triển của nhân viên. Và những vị “Sếp” ấy thực sự làm việc để giúp mọi người thành công.
4. Thiếu kiểm soát cảm xúc
Một ví dụ điểm hình chính là cách nhiều người Mỹ nhìn Hillary Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ Tổng Thống Dân Chủ năm 2008. Trong suốt sự kiện New Hampshire, bà Clinton đã rơi nước mắt khi thảo luận về cuộc bầu cử sắp tới làm sao để chiến thẳng Tổng Thống tương lai Barack Obama. Sự việc đã được ghi lại và phát trên một số kênh tin tức, chia công chúng thành 2 nhóm dư luận. Nhiều người tin rằng, hành động khóc của bà đáng yêu và thể hiện lòng dũng cảm. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng đó là một hành động tràn đầy sự hèn nhát và lo sợ bị tổn thương. Dù cho cuối cùng, Obama đã giành chiến thắng ở cuộc tranh cử đó.
Chưa bàn tới nhận định Hillary có phải là nhà lãnh đạo kém cỏi hay không. Điều chúng ta muốn nhấn mạnh ở đây là cách thể hiện cảm xúc của bà ấy đã thay đổi ý kiến của nhiều người.
5. Do dự và thiếu quyết đoán
Các nhà quản lý kém cỏi thường có xu hướng do dự, phân vân khi đứng trước một quyết định nào đó. Và một số khác thất bại khi đưa ra những quyết định chậm trễ, sau khi mọi thứ đã xảy ra rồi. Nhà lãnh đạo tài năng sẽ giữ cho mình một khối óc mở, luôn xem xét tất cả các khía cạnh khác nhau của sự việc và đưa ra quyết định một cách tự tin.
6. Giao tiếp kém
Nếu một người lãnh đạo không thể truyền đạt sứ mệnh của anh ấy/cô ấy cho cấp dưới của mình, khả năng đạt được mục tiêu đó rất ích. Chẳng hạn, Ron Johnson đã trở thành CEO của J.C Penney vào tháng 11 – 2011. Sau đó, ông bị chính công ty sa thải chỉ trong chưa đầy 2 năm. Johnson trước đây đã từng thành công với cương vị Phó chủ tịch chuỗi cung ứng hàng hóa tại Target và Phó chủ tịch cấp cao về hoạt động bán lẻ tại Apple. Tuy nhiên với công ty mới, ông không còn duy trì được phong độ như trước.
Thất bại của Johnson tại J.C có thể đến từ khả năng giao tiếp kém. Bởi vì ông ấy không thể giải thích chính xác sứ mệnh của ông là gì và nó đã được lên kế hoạch để hiện thực hóa như thế nào? Vì không thể truyền đạt các chiến lược đổi mới đến nhân viên, nên các nhân viên cũng thất bại khi truyền đạt kế hoạch đến với khách hàng.
Vì vậy nỗ lực đổi thương hiệu của Ron Johnson cuối cùng đã khiến cho các khách hàng cốt lõi xa lánh. Họ không thể hiểu được tại sao J.C Penny lại thay đổi mọi thứ họ đã từng rất yêu thích về cửa hàng. Các voucher và chương trình khuyến mãi đã sớm quay trở lại, thay thế cho chính sách mới của Johnson. Và không lâu sau đó, công ty cũng thay thế luôn Ron Johnson.
Thành công là gì?
Haymora tin rằng các nhà quản lý thực sự hiệu quả là những nhà lãnh đạo “đầy tớ”, những người thực sự quan tâm đến các cá nhân trong nhóm của mình. Họ Tập trung vào việc cố vấn, định hướng và phát triển các thành viên. Quản lý tập trung vào việc truyền cảm hứng cho nhóm của mình với tầm nhìn và chiến lược có động cơ thúc đẩy cao. Nhà quản lý tốt sẽ luôn tập trung vào việc xây dựng một nền văn hóa mạnh mẽ và đầy cảm hứng về trao quyền và cộng tác cho nhân viên. Tập trung xây dựng một môi trường làm việc nhân viên, giúp mỗi ngày làm việc là một ngày vui cho toàn bộ nhóm trong công ty.
Làm việc dưới quyền của một người lãnh đạo kém cỏi không chỉ khó chịu mà còn gây ra những vấn đề về thực sự với sức khỏe tinh thần và tâm lý của bạn. Vì vậy, nếu bạn rơi vào trường hợp này, hãy dừng việc tự nhủ với bản thân phải cố gắng chịu đựng. Thay vào đó, hãy tính toán một cách khách quan các thiệt hại mà bạn sẽ hứng chịu nếu ở lại môi trường này.
Theo: theladders.com