Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

3 bước đáp trả khi bạn bị đồng nghiệp đổ trách nhiệm

by Nhung Nguyen
23 June, 2019
in Cân bằng công việc cuộc sống, Haymora.com, Môi trường làm việc
Reading Time: 5 mins read
0
A A
0
3 bước đáp trả khi bạn bị đồng nghiệp đổ vấy trách nhiệm
0
SHARES
228
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Đùn đẩy trách nhiệm tại nơi làm việc là việc bạn sẽ thường bắt gặp phải trong suốt quãng thời gian đi làm. Đồng nghiệp có thể đẩy bạn xuống “vũng bùn” khi vấn đề phát sinh vì họ không muốn nó ảnh hưởng đến hình ảnh của mình trong mắt sếp, ngay cả khi việc đó bạn không hề làm.

Và nếu bạn hoàn toàn tự tin về sự trung thực của mình, một kịch bản về việc hét vào mặt đối phương cho đến khi họ cầu xin sự tha thứ từ bạn là điều không hề tốt. Vậy bạn nên làm gì khi rơi vào trường hợp này?

Hãy cùng haymora.com khám phá câu trả lời ngay bên dưới đây:

1. Đi dạo vài phút để xoa dịu tâm trạng

Hầu hết chúng ta khi rơi vào tình huống như vậy thường khó giữ bình tĩnh và tìm cách trút giận lên bất kỳ ai mà mình gặp đầu tiên. Sự bùng phát một cách tự nhiên này không phải là điều gì quá bất thường, nó đôi khi khiến tâm trạng của bạn có thể tốt lên tạm thời nhưng hãy tiết chế trong một phạm vi vừa phải. Và tốt hơn là đối tượng vừa “lãnh” cú “phát tiết” của bạn không phải là người bạn làm việc cùng.

Nếu bạn không thể đi phàn nàn với một người mà bạn thật sự tin tưởng, cách tốt nhất là bạn nên rời khỏi chỗ ngồi và đi đạo một chút. Hoặc nếu có thể, hãy ra khỏi tòa nhà để hít chút không khí trong lành. Bạn có thể giận dữ nhưng hãy đảm bảo quay trở lại văn phòng khi bạn đã trở lại bình tĩnh hơn.

2. Hãy sắp xếp một cuộc hẹn để trò chuyện với người đổ lỗi

Nếu bạn thực sự muốn thoát khỏi vấn đề bị đổ lỗi, có 2 sự thật khá đau lòng mà bạn phải đối mặt. Đó là bạn chắc chắn sẽ có một cuộc trò chuyện cực kì “khó nhằn” và dù cho bạn có cố gắng dùng một tông gọng nhẹ nhàng nhất có thể thì cũng khiến cho họ cảm thấy như đang bị tấn công.

Dù vậy, bạn nên liên lạc với đồng nghiệp của mình để yêu cầu một cuộc nói chuyện sau ngày diễn ra cuộc họp đó, hoặc bạn có thể trao đổi qua điện thoại, email,…Nếu bạn vẫn còn rất tức giận, bạn có thể hẹn cuộc nói chuyện vào cuối tuần. Trên thực tế, đồng nghiệp của bạn có thể cảm thấy một chút tội lỗi và sẵn sàng gặp bạn để làm rõ ràng mọi chuyện.

3. Tránh bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những giả sử tồi tệ nhất

Bạn có thể dễ dàng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách nói gay gắt “anh đã làm tôi xấu đi trong mắt mọi người và tôi hy vọng anh bị đuổi việc”. Nếu bạn làm như thế, cuộc nói chuyện sẽ kết thúc như một trận cãi vã ỏm tỏi mà chẳng ai cảm thấy vui vẻ gì.

Đó là lý do tại sao bạn nên xoay quanh vấn đề bằng những giả thiết tốt đẹp nhất. Không có gì đảm bảo đây là phương pháp hiệu quả, tuy nhiên khởi đầu bằng những điều tuyệt vời sẽ mang đến năng lượng và sự tích cực hơn trong tâm thái của mỗi người.

Khi bạn ngồi xuống trò chuyện cùng đồng nghiệp, hãy mặc định đặt vấn đề theo cách của bạn, trên phương diện “họ khiến bạn cảm thấy” tốt hơn là “bạn nhận thấy những gì anh ấy/cô ấy đã làm”.

Bạn có thể bắt đầu bằng những câu như: “Tôi cảm thấy công việc của mình bị thu hẹp vì cách bạn truyền đạt vai trò của tôi trong dự án”, “tôi cảm thấy mình như là một vật tế khi bạn đổ lỗi cho tôi trong cuộc họp về những thiết kế bị trì hoãn”. Hầu hết chúng ta đều sẽ tập trung mạnh mẽ hơn khi biết hành động của mình có ảnh hưởng đến người khác so với những lời khiển trách.

Chẳng ai cảm thấy vui vẻ khi bị đổ lỗi, nhưng khi chúng xảy ra với bạn, đừng vội nhảy dựng lên và nhanh chóng đi đến kết luận không hay. Đối đầu với đồng nghiệp chưa bao giờ là phương án tốt và một điều ngạc nhiên là người đồng nghiệp thích đổ lỗi đó sẽ ít tái phạm hơn khi đã có một cuộc trò chuyện thẳng thắng và trưởng thành về việc mình đã làm.

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 1 / 5. Vote count: 2

No votes so far! Be the first to rate this post.

Previous Post

Chỉ những thay đổi nhỏ này, bạn có thể gây ấn tượng mạnh với sếp

Next Post

Vinamilk truyền cảm hứng về 1 doanh nghiệp Việt Nam luôn hướng đến đội ngũ của mình

Nhung Nguyen

RelatedPosts

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

6 November, 2023
Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng

Làm thế nào để xây dựng thành công thương hiệu nhà tuyển dụng cùng Haymora

29 August, 2023
Japan and Ikigai

Ikigai là gì và nó thay đổi cuộc đời bạn như thế nào

1 December, 2022
Elon Musk

Sếp tốt và sếp tồi qua cách quản lý con người của Elon Musk

21 November, 2022
Bạn có thể làm gì để chống lại môi trường làm việc thù địch?

Bạn có thể làm gì để chống lại môi trường làm việc thù địch?

19 November, 2022
4 mẹo giúp ngăn ngừa hội chứng burnout dân văn phòng nhất định phải biết

4 mẹo ngăn ngừa hội chứng burnout dân văn phòng nhất định phải biết

17 June, 2022
Next Post
Vinamilk truyền cảm hứng về 1 doanh nghiệp Việt Nam luôn hướng đến đội ngũ của mình

Vinamilk truyền cảm hứng về 1 doanh nghiệp Việt Nam luôn hướng đến đội ngũ của mình

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In