Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

Nghệ thuật đối phó với “Bad Boss” không phải ai cũng biết!

by Vũ Minh
27 October, 2018
in Đội ngũ lãnh đạo
Reading Time: 10 mins read
0
A A
0
nghệ thuật đối phó sếp tồi

nghệ thuật đối phó sếp tồi

0
SHARES
136
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bạn mệt mỏi, bạn đang thất vọng, bạn không hài lòng và chất lượng công việc ngày càng giảm sút. Sếp luôn lạnh lùng và ít giao tiếp với mọi người trong công ty, anh ta luôn la mắng, kiểm soát và bắt bẻ mọi thứ. Sếp bạn không bao giờ đưa ra những phản hồi tích cực hay khen nhân viên, bỏ lỡ rất nhiều cuộc họp với nhân viên đã được lên lịch sẵn, hay sếp ít khi hỗ trợ bạn trong việc hoàn thành công việc, không bao giờ nhận ra hiệu suất làm việc tuyệt vời của bạn hay bất kỳ nhân viên nào khác, vì vậy văn phòng làm việc không vui.

Một người sếp tồi có thể gây ra tác động rất tiêu cực lên các nhân viên dưới quyền, cả về mặt cảm xúc lẫn hiệu quả công việc. Theo báo cáo của hãng Gallup, lãnh đạo quyết định ít nhất 70% mức độ gắn kết của một nhân viên với chỗ làm. Tất nhiên, bạn không bỏ việc chỉ vì có một người sếp không ra gì. Nếu bạn thích công ty đó, môi trường và team của mình, dưới đây là bí quyết để đối phó với các vị “Bad Boss” một cách chuyên nghiệp nhất.

Nếu Sếp của bạn có thể không biết mình đang có những hành vi không tốt với nhân viên

Hãy cùng bắt đầu kế hoạch của bạn bằng cách hiểu rằng có thể vị sếp tồi ấy không biết rằng mình đang có những hành động “tồi tệ” với nhân viên. Cũng giống như người quản lý, định nghĩa về các hành vi “tồi tệ” phụ thuộc vào yêu cầu của nhân viên, kỹ năng của người quản lý và hoàn cảnh.

Một người quản lý có thể không nhận ra rằng các hành động của mình đối với nhân viên là không phù hợp và khiến nhân viên khó chịu, có thể anh ta nghĩ đang trao quyền cho nhân viên của mình, một người quản lý nếu đưa ra quá nhiều định hướng, thay đổi quyết định, mục tiêu thường xuyên có thể khiến nhân viên cảm thấy không an toàn và không chắc chắn về công việc mình đang làm. Cũng có thể vị sếp cũng không nhận ra rằng mình đang xúc phạm đến nhân viên cấp dưới, hay la mắng họ khi họ làm sai.

Hoặc sếp của bạn không có kỹ năng quản lý và quá xem trọng công việc của mình mà không quan tâm và hỗ trợ nhân viên đúng lúc, có thể anh ta được thăng tiến quá nhanh, hoặc anh ta quá bận rộn với các hợp đồng, cuộc họp đối tác, áp lực từ công ty khiến sếp bạn không bình tĩnh và đổ lỗi lại cho nhân viên cấp dưới.

Vị sếp này có thể sẽ không chia sẻ những giá trị với bạn và nhân viên, đa số nhân viên đều muốn công ty trao cho họ quyền được cân bằng công việc và cuộc sống, có một lịch làm việc linh hoạt, nhưng không phải tất cả các boss đều cùng quan điểm với nhân viên như bạn nghĩ. Nếu các giá trị của bạn không đồng bộ với các giá trị của sếp, và bạn không nghĩ vị sếp ấy sẽ thay đổi, có lẽ đã đến lúc bạn nên thay đổi môi trường làm việc mới với một vị sếp mới. Nhưng cho đến khi đưa ra quyết định, những hành động dưới đây được khuyến khích để bạn duy trì mối quan hệ của mình.

Phương pháp tiếp cận được đề xuất với những vị sếp này

Nói chuyện trực tiếp với sếp, nói cho sếp bạn biết rằng anh ấy đang đối xử không tốt với nhân viên cấp dưới, hãy lịch sự và tập trung vào yêu cẩu của bạn. Bạn cần phải nói cho sếp biết chính xác những gì bạn cần từ anh ấy. Nói rằng sếp đã có những hành động không tốt với nhân viên, khiến mọi người khó chịu và giảm năng suất lao động trong công ty.

Một quy luật rằng căng thẳng sẽ khiến những vị sếp tồi càng trở nên tồi tệ hơn. Nếu mối quan hệ của bạn và sếp vốn không sáng sủa thì cũng đừng khiến nó trầm trọng hơn. Dễ hiểu rằng khi bạn phải chịu đựng một vị sếp tồi, nhiệt huyết và nỗ lực trong công việc giảm sút và thường dẫn đến sai sót. Thay vào đó, hãy cải thiện tình hình bằng cách hoàn thành tốt nhiệm vụ của bạn tốt nhất có thể. Điều này khó nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được. Một khi bạn làm tốt trách nhiệm của mình, anh ấy/chị ấy không có lý do nào để làm khó bạn.

Những người lãnh đạo tốt sẽ động viên, tạo điều kiện và là người cố vấn cho nhân viên phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn mất đi cơ hội phát triển bản thân nếu chẳng may làm việc với sếp tồi. Hãy tự thân vận động. Chủ động học hỏi trau dồi kiến thức, nâng cao kỹ năng qua các khóa học, tìm kiếm cho mình một mentor trong sự nghiệp (người này có thể là bất kỳ ai bạn cảm thấy có thể được học hỏi). Có nhiều cách để bạn vẫn thành công mặc dù dưới sự quản lý của một sếp tồi.

Khi vị Bad Boss đó biết mình đang “không tốt” với nhân viên

Sếp có bao giờ làm bạn mất mặt trước người khác? Nếu bạn cứ để chuyện đó qua đi một lần, sếp có thể sẽ tiếp tục làm vậy trong tương lai. Những lãnh đạo tốt sẽ biết nên khép cửa bảo ban nhân viên, thay vì phê bình, khiển trách ngay trước mặt bao người.

Người quản lý này nghĩ rằng hành vi của anh đối với nhân viên là hoàn toàn có thể chấp nhận được, hầu hết các vị sếp tồi thường bắt nạt, hăm dọa, chỉ trích tàn nhẫn, gọi tên và đối xử với nhân viên như họ là người ngốc, và rõ ràng vị sếp ấy biết mình đang làm gì.

Chẳng ai lại muốn làm việc dưới quyền một ông sếp dễ cáu bẳn. Nếu bạn đã và đang rơi vào tình cảnh này, thì tốt hơn hết hãy tìm đường giải thoát cho mình. Tuy nhiên, nếu sếp thi thoảng mới nổi giận thì bạn vẫn có thể khắc phục tình hình, bằng việc tuân thủ 4 chữ vàng: Giao tiếp, dự đoán, tươi cười và làm chủ. Bạn hãy chuyện trò với cấp trên thường xuyên hơn, đặc biệt là ở những nơi mà người đó thích.

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:

  • [VIDEO] Khám Phá Văn Phòng Làm Việc Tại FACEBOOK Đẹp Như “THIÊN ĐƯỜNG”
  • Nhân viên Ngành Dịch vụ tài chính – Phi ngân hàng được thưởng cao nhất, hơn 1/4 tổng quỹ lương trong năm!
  • 25 nơi làm việc tốt nhất thế giới 2018 (best place to work 2018)

Phương pháp tiếp cận được đề xuất

Bắt đầu bằng việc nhận ra rằng bạn có quyền được làm việc tại một môi trường với đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp hơn, bạn không phải là vấn đề, vấn đề là bạn có một “bad boss”. Bạn cần phải nhận ra và đối phó với vị sếp “tồi” này.

Bạn có thể thử nói chuyện trực tiếp với sếp và cho anh ấy biết tác động của hành động hoặc lời nói của anh ấy ảnh hưởng tới bạn và hiệu suất làm việc của bạn. Nếu may mắn có thể anh ấy sẽ thay đổi và xin lỗi bạn để tiếp tục công việc hiệu quả hơn. Trong trường hợp khá hiếm hoi có thể đề nghị các nhà quản lý này mở ra một cuộc thảo luận về hành vi của anh ta. Đây là một chiến lược rủi ro cao, nhưng nó có thể được mang tới tính khách quan và không đe dọa tại cuộc họp nhân viên, khi mà những người khác đều ghi lại các phản ứng của nhau.

Nhưng nếu vẫn không thay đổi, hãy thử báo cáo với bộ phận nhân sự trong công ty. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, bạn có thể thuê luật sư khiếu nại với cơ quan chính phủ giám sát bảo vệ quyền lợi người lao động.

Điều quan trọng để đối phó với sếp tồi kiểu này là không bao giờ đi một mình. Nếu sếp của bạn không phải là người hỗ trợ bạn, hãy tìm kiếm các đồng nghiệp và cấp dưới có thể ngồi cùng bạn thiết lập mối quan hệ hỗ trợ đồng đội. Hãy xây dựng đội ngũ của riêng bạn với những hoạt động ngoài công sở nhằm giúp hiểu nhau hơn và bớt đi mâu thuẫn, thất vọng.

Đừng nhầm lẫn từ bỏ công việc của bạn với trốn khỏi một ông sếp tồi tệ. Bạn có thể nhận phải tình huống tồi với một nhà lãnh đạo khác trong công việc mới nếu không cẩn trọng xem xét. Hãy nghĩ dài hơi hơn và cân nhắc về việc ra đi. Đầu tiên hãy lập kế hoạch dịch chuyển tốt và tìm một vị trí mới trong khi bạn vẫn đang làm việc. Rời bỏ quá sớm khi chưa có việc là một sai lầm phổ biến.


Cuộc sống vốn dĩ không công bằng. Và chẳng có ông chủ nào lại muốn nhân viên ghét mình. Nhưng việc của bạn là phải học cách đạt đến thành công dù ở bất cứ trường hợp nào. Vì thế, hãy chịu nhịn và trở thành nhân viên tốt nhất để boss của bạn có thể trao cơ hội thăng chức. Và khi bạn là sếp rồi thì hãy hi vọng rằng nhân viên của bạn cũng đọc được bài viết này. Haymora chúc bạn thành công!

Theo https://www.thebalancecareers.com

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: bad bossđội ngũ lãnh đạosếp tồi
Previous Post

[VIDEO] Khám Phá Văn Phòng Làm Việc Tại FACEBOOK Đẹp Như “THIÊN ĐƯỜNG”

Next Post

Cải thiện năng suất làm việc với 9 kỹ năng quản lý thời gian sau đây

Vũ Minh

RelatedPosts

Kỹ năng giao tiếp lãnh đạo

9 cánh cải thiện kỹ năng giao tiếp để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả

5 August, 2023
Elon Musk

Sếp tốt và sếp tồi qua cách quản lý con người của Elon Musk

21 November, 2022
Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

1 October, 2022
Sếp tồi hay sếp tốt, bạn học được gì từ phong cách lãnh đạo của họ?

Sếp tồi hay sếp tốt, bạn có thể học được gì từ phong cách lãnh đạo của họ?

17 June, 2022
Nhân viên giỏi

Nhân viên giỏi mong chờ điều gì từ công ty?

27 April, 2022
Đối phó với sếp thích tranh cãi, bạn không cần phải nhảy việc trong tức tối

Đối phó với sếp thích tranh cãi, bạn không cần phải nhảy việc trong tức tối

10 April, 2022
Next Post
Cải thiện năng suất làm việc với 9 kỹ năng quản lý thời gian sau đây

Cải thiện năng suất làm việc với 9 kỹ năng quản lý thời gian sau đây

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In