Haymora Blog
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
  • Haymora.com
  • Work/Life balance
  • Lãnh đạo
    • Cơ hội thăng tiến
  • Môi trường làm việc
    • Nơi Làm Việc Tốt Nhất
    • Văn hóa công ty
    • Văn phòng làm việc
    • Đào tạo phát triển
  • review công ty
  • Tin Haymora
No Result
View All Result
Haymora Blog
No Result
View All Result

Từ quản lý đến nhà lãnh đạo tư tưởng, bạn đã sẵn sàng cho bước nhảy vọt trong sự nghiệp?

by Nhung Nguyen
6 July, 2020
in Cơ hội thăng tiến, Đội ngũ lãnh đạo
Reading Time: 6 mins read
0
A A
0
4 bước nhảy vọt từ quản lý đến nhà lãnh đạo tư tưởng thực thụ
0
SHARES
45
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Bạn đã sẵn sàng đưa sự nghiệp lên một tầm cao mới? sự chuyển đổi chức danh từ quản lý đến nhà lãnh đạo tư tưởng là một bước tiến nhảy vọt mà nhiều người ao ước. Đó cũng là điều cần thiết cho sự phát triển thành công tiếp theo của bạn. Dù ở đâu trong hành trình sự nghiệp, nếu bạn có tham vọng và hướng đến mục tiêu, có thể trong đầu bạn sẽ luôn xuất hiện một câu hỏi: Ngày nào đó tôi sẽ trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng (thought leader) và có tác động tích cực đến công ty của tôi?

Trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng đương nhiên đòi hỏi đúng người, đúng thời điểm. Bên cạnh đó, việc đạt được một số phẩm chất nhất định cũng sẽ châm ngòi cho con đường thăng tiến của bạn trong công ty. Và dưới đây là một vài tips giúp bạn vượt qua cái mác người quản lý để trở thành một nhà lãnh đạo tư tưởng thực thụ.

1. Hạn chế đa nhiệm

Hầu hết những người quản lý hiệu quả thường xuất sắc trong việc giao tiếp. Họ có thể đảm nhiệm nhiều vai trò, khéo léo sở hữu và tung hứng nhiều dự án, giải quyết các vấn đề trong báo cáo trực tiếp. Tuy nhiên, để định vị mình là một nhà lãnh đạo tư tưởng, bạn cần hơn cả là tập trung vào một dự án để duy trì hiệu suất và hạn chế sự nhầm lẫn về quyền hạn nhiệm vụ giữa các thành viên trong nhóm. Trên hành trình trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, bạn cần phải biết buông bỏ quyền kiểm soát hoàn toàn để tập trung vào đưa ra những quyết định quan trọng. Bạn sẽ trao quyền cho nhân viên của mình để thúc đẩy tổ chức phát triển bởi vì bạn không phải chỉ hành động một mình.

2. Xây dựng sự minh bạch

Trong một tổ chức, người lãnh đạo cấp cao đóng vai trò quan trọng chủ chốt trong việc tạo ra, duy trì và ảnh hưởng đến văn hóa công ty. Khi nhóm phát triển, người lãnh đạo tư tưởng nên định hình đội ngũ lãnh đạo cấp cao, từ đó mỗi người lãnh đạo cấp cao lại ảnh hưởng đến nhóm tương ứng của họ. điều cốt lõi là bạn phải thiết lập một nền tảng giao tiếp lành mạnh, minh bạch để giúp bạn tiến bước chuyển đổi từ người chơi thành huấn luyện viên.

Trong một cuộc khảo sát của Harvard Business School, 70% nhân viên cho rằng họ cảm thấy gắn kết nhất khi người lãnh đạo giao tiếp cởi mở. Trung thực và có can đảm chấp nhận mọi thứ là điều cần thiết. Việc thiếu minh bạch cũng có thể tạo ra một môi trường thiếu tin cậy, độc hại và khó trong việc điều hướng. Hãy phát triển nền tảng của sự giao tiếp minh bạch khi bạn thúc đẩy mối quan hệ với team của mình. Đổi lại về phía nhân viên, điều này sẽ giúp họ cởi mở hơn và linh hoạt hơn trong việc giải quyết các nhiệm vụ mà bạn đã giao cho họ đảm nhiệm như một phần của sự ủy thác.

3. Học cách ủy quyền và tạo tin cậy với nhóm của bạn

Tất nhiên, rất khó để tất cả mọi người đều nhận thức và hiểu được toàn bộ khía cạnh của công việc. Và điều đó có thể làm giảm tốc độ phát triển, thăng tiến và xây dựng những kỹ năng mới của nhóm. để làm cho sự điều phối của bạn có hiệu quả hơn, bạn phải xây dựng và phát triển một nhóm người tài năng mà bạn có thể tin tưởng.

Xây dựng niềm tin là một phần thiết yếu để phát triển trí tuệ cảm xúc. Ở cương vị một nhà lãnh đạo, việc chấp nhận sai lầm của người khác là điều kiện cần để mọi người cùng nỗ lực để tiến bộ hơn mỗi ngày. Đừng quá chăm chăm vào trỉ trích, bạn nên khuyến khích các thành viên đảm nhận những nhiệm vụ mới nhằm giảm bớt khối lượng công việc để bạn có thể tham gia vào những nhiệm vụ cao cấp, quan trọng hơn. Điều này ngược lại cũng giúp thúc đẩy năng lực của các thành viên trong nhóm.

Một nghiên cứu của Gallup cho thấy các công ty có nhiều nhân sự tài năng – những người có thể ủy quyền có tốc độ tăng trưởng đáng kể, doanh thu cao hơn và họ tạo ra số lượng việc làm đáng kể. Đây cũng là một cách để bạn thúc đẩy tiềm năng vượt xa các giới hạn của nhóm.

4. Hãy ra khỏi con đường của riêng bạn

Đừng để hội chứng mạo danh tác động tiêu cực đến sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Đừng kéo chân bạn vào quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Thay vào đó, bạn nên chú trọng vào tư duy thông qua các dự án, mục tiêu của tổ chức và cấu trúc nhóm một cách toàn diện. Điều này sẽ cho phép bạn thực sự tập trung vào tư duy chiến lược cho toàn bộ nhóm. Cuối cùng, bạn nên ghi nhớ một điều thật kỹ: Bạn không thể làm tất cả chỉ với một mình.

Bạn có thấy bài viết hữu ích?

Average rating 0 / 5. Vote count: 0

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: leadershipmanagerngười quản lý giỏinhà lãnh đạothought leader
Previous Post

4 tập đoàn này đã áp dụng thành công work-life balance để trở thành điểm đến lý tưởng của ứng viên

Next Post

Thông minh thôi chưa đủ, trí tuệ cảm xúc mới là yếu tố chủ chốt đưa bạn đến thành công!

Nhung Nguyen

RelatedPosts

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

10 dấu hiệu bạn nên tìm một công việc mới

6 November, 2023
Kỹ năng giao tiếp lãnh đạo

9 cánh cải thiện kỹ năng giao tiếp để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả

5 August, 2023
Làm thế nào để thay đổi nghề nghiệp thành công?

Làm thế nào để thay đổi nghề nghiệp thành công?

7 April, 2023
Elon Musk

Sếp tốt và sếp tồi qua cách quản lý con người của Elon Musk

21 November, 2022
Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

Quiet firing và những gì nhân viên nên làm để phòng tránh

1 October, 2022
Có nên quay lại công ty cũ? Thực hành 8 bước này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn

Có nên quay lại công ty cũ? Thực hành 8 bước này giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn

29 July, 2022
Next Post
Trí tuệ cảm xúc là gì

Thông minh thôi chưa đủ, trí tuệ cảm xúc mới là yếu tố chủ chốt đưa bạn đến thành công!

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Home
  • Top 10 đánh giá
  • review công ty

© 2021 Haymora.com

No Result
View All Result

    © 2021 Haymora.com

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In