Bạn đã biết cách để nhân viên hài lòng với công việc của công ty?
Những nhân viên làm việc thiếu cam kết, mất tập trung và kém hiệu quả luôn có nguy cơ làm mất đi sức sống của mọi doanh nghiệp. Dưới sự quản lý tốt, nhân viên sẽ trở thành tài sản lớn nhất cho công ty. Còn ngược lại khi nhận được sự quản lý quá kém, họ có thể kéo cả tập thể đi xuống.
Theo một khảo sát, cuộc khủng hoảng tại nơi làm việc có thể dẫn tới 60% nhân viên không hài lòng và không muốn làm việc, tức là hơn 600 tỷ đô la năng suất làm việc bị mất đi mỗi năm. Nhiều nhân viên đã từng nói rằng ” Tôi không thích làm việc ở đây, tôi sẽ đi ngay khi tìm được một công việc tốt hơn, nhưng tôi sẽ không nói bất cứ điều gì cho đến khi nhân được thông báo mời làm việc trước 2 tuần”.
Đúng là nhân viên của bạn được tuyển dụng để hoàn thành công việc, dù cho công viên đó đối với họ nó có nhàm chán hay không, nhưng với vai trò là người quản lý, việc của bạn là phải bảo đảm rằng mình đang tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và tạo được hứng thú cho nhân viên. Nếu như những nhân viên bình thường vốn hiệu quả và vui vẻ không còn làm việc nhanh chóng và hiệu quả như trước, hãy tìm hiểu xem sự chán nản có phải là thủ phạm hay không.
Nhiều nhân viên thường sợ nói thành thật về những thách thức và khó khăn trong công việc, ngay cả khi họ có thể giải quyết được công việc, họ sợ rằng nếu họ nói chuyện trao đổi với người quản lý và nói sự thật rằng “Tôi không chắc việc này có mang lại hiệu quả hay không ?, Tôi e là không làm được” , lúc đó họ sẽ được nhận kết quả “đóng gói ra đi” . Đó là một tình huống đáng sợ, đặc biệt là với những nhân viên họ còn phải nuôi gia đình, hóa đơn, tiền nhà…
Có thể hiểu được rằng những nhân viên đó họ tránh sự trung thực cho đến ngày họ bỏ cuộc, lúc đó bạn đột nhiên nhân được một lá thư xin nghỉ việc. Dưới đây là gợi ý 4 việc cần làm để quản lý những nhân viên chưa đáp ứng được kết quả công việc như yêu cầu, để nhân viên hài lòng với công việc hơn.
1. Đo lường mức độ tương tác và yêu cầu phản hồi
Theo Acceleration Partners, tại công ty tôi thường xuyên tổ chức thăm hỏi nhân viên, chúng tôi sử dụng Tiny Pulse để gửi câu hỏi mỗi tuần xem đánh giá của nhân viên hài lòng với công việc hay không, họ cảm thấy thế nào về công việc, chúng tôi thường dành một buổi mọi nhân viên cùng ngồi lại thảo luận với nhau xem những gì công ty nên bắt đầu, dừng lại hay tiếp tục làm.
2. Hành động dựa trên những phản hồi đóng
Khi nhân viên đưa ra đề xuất tốt, hãy thực hiện những thay đổi đó. Hãy cởi mở về những lời chỉ trích, bởi vì nhân viên của bạn có thể nhìn thấy các vấn đề mà có thể bạn không nhân ra. Trước khi đưa ra lời khiển trách nhân viên vì chưa đủ nỗ lực, hãy cung cấp cho họ càng nhiều thông tin càng tốt. Nói cho họ biết nếu chất lượng các công việc mà họ thực hiện đang sụt giảm mạnh. Hãy truyền đạt về những gì cần thay đổi, người đó nên điều chỉnh cách tiếp cận công việc như thế nào và hạn định thời gian mà công ty đưa ra để họ xoay chuyển tình thế và cải thiện hiệu suất. Đôi khi, tất cả những điều họ cần chỉ là sự thúc đẩy đúng hướng.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- [Video] – Sức khỏe và môi trường làm việc an toàn dành cho NLĐ
- Xây dựng thương hiệu nhân sự để “chiêu mộ” nhân tài
- 6 Câu hỏi phỏng vấn “NGỚ NGẤN” nhất và cách trả lời tương xứng
3. Tạo một nền văn hóa an toàn
Nếu bạn muốn mọi người trung thực, bạn không nên là người tạo áp lực và khiển trách mỗi lần nhân viên nói sự thật, bạn phải tạo ra một không gian an toàn mà ở đó mọi người có thể tự do nói thật. Bạn cần phải nghe những gì họ nói, xem đó có phải là vấn đề có thể giải quyết được không và cùng nhau lập kế hoạch khắc phục.
4. Biết chấm dứt đúng thời điểm
Một nhân viên nào đó có thể không phù hợp với công ty bạn nữa, điều đó không có nghĩa là nhân viên ấy không được chào đón ở những nơi khác, vì vậy hãy để nhân viên ấy ra đi trong vui vẻ. Để cho một ai đó rời khỏi doanh nghiệp chưa bao giờ là điều tốt và nó được coi là phương cách cuối cùng. Nhưng nếu một nhân viên cứ tiếp tục xem thường các quy tắc, làm việc không hiệu quả và tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, hãy cắt giảm. Giữ lại nhân viên không hoàn thành nhiệm vụ sẽ có thể dẫn những kết quả tai hại như là sự chán nản, tinh thần làm việc giảm và công việc kém chất lượng.
Tại McKinsey – một công ty tư vấn quản lý toàn cầu, khi một nhân viên muốn rời đi, công ty sẽ cung cấp các nguồn lực giúp họ chuyển đổi chỗ làm, vì các nhân viên rời công ty thường tiếp tục làm việc cho các khách hàng tiềm năng, công ty đã xem xét lâu dài và tạo ra một Group gồm những cựu nhân viên, ở đó mọi người dù không còn làm việc ở công ty nữa nhưng vẫn thường xuyên trao đổi, nói chuyện và chia sẻ cùng nhau.
Nhân viên sẽ rời khỏi công ty bạn, ngay cả ở các công ty nằm trong danh sách những nơi làm việc tốt nhất, nhân viên trung bình chỉ làm việc trong 24 tới 32 tháng, theo nghiên cứu của Paysa.
Vì vậy, thay vì bạn tiếp tục khiến trách và khó chịu với những nhân viên “không còn phù hợp với công ty nữa” thì bạn hãy chuẩn bị tinh thần và cho phép nhân viên đó rời và tìm một môi trường mới phù hợp hơn. Haymora chúc bạn thành công!